Người Sài Gòn bỏ xe buýt

Có hơn 131 triệu lượt người đi xe buýt trong 8 tháng đầu năm - giảm 13,2% so với năm ngoái và chỉ mới đạt 51% kế hoạch năm nay.

Thực trạng này được nêu ra tại buổi làm việc của Ban Đô thị - HĐND TP HCM về Tình hình vận hành và phát triển hệ thống xe buýt trên địa bàn, ngày 15/11. Theo báo cáo, dù năm nay thành phố chi 1.000 tỉ đồng để trợ giá xe buýt nhưng các đơn vị vận tải luôn bù lỗ vì khách giảm.

Đại diện HTX Vận tải Quyết Thắng - đơn vị đang quản 168 xe buýt, bà Tống Thị Thu Thanh cho biết, doanh nghiệp khó khăn nên phải giảm tuyến, giảm chuyến mà càng cắt giảm thì càng mất khách vì khách phải chờ lâu. "Ngay đến sinh viên nghèo tưởng chừng luôn ủng hộ xe buýt thì nay số lượng cũng giảm. Khi có chủ trương làm xe buýt cho dân văn phòng đi, chúng tôi vọng ghê lắm nhưng khi tuyến 35 ra đời chạy lòng vòng quận 1, quận 2 cũng chẳng ai đi", bà Thanh nói.

Người Sài Gòn bỏ xe buýt - Ảnh 1.

Xe buýt bị mắc kẹt trong dòng xe trên đường Trường Chinh, TP HCM. (Ảnh: Quỳnh Trần).

Đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang cho rằng, người dân thành phố không chọn xe buýt vì phương tiện chưa được cải tiến, chất lượng phục vụ chưa cao, có tình trạng trộm cắp, móc túi và cái quan trọng nhất là ùn tắc khiến xe buýt không thể chạy đúng giờ. Tài xế xe buýt cũng gặp áp lực rất lớn, trong khi đãi ngộ lại hạn chế thì phục vụ khách sẽ không được tốt.

"Muốn hút khách không còn cách nào khác phải nâng chất lượng phục vụ và làm thế nào để xe buýt chạy nhanh hơn", ông Quang nói và đề nghị Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu việc tổ chức làn đường riêng cho phương tiện này.

Đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy đề nghị nghiên cứu trợ giá xe buýt theo đầu ra chứ không phải đầu vào. Căn cứ trên tổng số khách, thị trường, tùy đối tượng hành khách, tuyến đường mà nghiên cứu trợ giá theo quý, tránh lãng phí, tăng cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ. Từ đó các đơn vị này sẽ phải nâng cao chất lượng để cạnh tranh.

Người Sài Gòn bỏ xe buýt - Ảnh 2.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm. (Ảnh: Hữu Nguyên).

Đề cập đến giải pháp cho xe buýt, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Trần Quang Lâm cho biết sẽ nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe buýt; sắp xếp lại các tuyến buýt hiện hữu và tổ chức mạng lưới phù hợp nhu cầu đi lại của người dân từng khu vực, thời điểm... Ngoài ra, thành phố cũng bố trí ngân sách trợ giá phù hợp với phương án vé và phương pháp trợ giá, khuyến khích đơn vị vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút hành khách.

"Hầu hết các nước đều đang phải trợ giá cho hệ thống vận tải hành khách công cộng để giảm phương tiện cá nhân. Nếu giảm trợ giá thì phải tăng giá vé để tăng doanh thu, nhưng nếu làm như vậy thì sẽ không cạnh tranh được. Bản thân chúng tôi rất mong muốn làm sao giảm số tiền ngân sách phải trợ giá", ông Lâm nói.

TP HCM xác định xe buýt là một trong ít loại hình vận tải hành khách công cộng được ưu tiên đầu tư phát triển, cùng với xây dựng hệ thống Metro để giảm lượng xe cá nhân – nguyên nhân gây kẹt xe ngày càng nghiêm trọng.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.