Người ta đang mặc kệ, lơ là bữa ăn cho con trẻ

Học sinh nhập viện vì thực phẩm quá hạn, khay ăn có dòi, gà luộc hoa quả thối rữa… bữa ăn bán trú của học sinh tiểu học đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Năm học chỉ mới vừa bắt đầu nhưng đã xảy ra hàng chục vụ các em học sinh phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn tập thể khiến nhiều người hoang mạng.

Rùng mình thực phẩm bẩn cho trẻ nhỏ

Liên tiếp xảy ra những vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trường học khiến phụ huynh thấp thỏm lo âu về bữa ăn của con ở trường.

Chỉ mới vào đầu năm năm học chưa được bao lâu, ngày 21/9, Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 73 em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có dấu hiệu ngộ độc thức ăn với các triệu chứng đau đầu, buồn nôn và đau bụng.

Theo giáo viên nhà trường cho biết, vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 20/9, sau khi ăn cơm bán trú tại trường, 73 học sinh có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn và đau bụng, ngay lập tức nhà trường đã thuê phương tiện đưa các em đến bệnh viện điều trị.

nguoi ta dang mac ke lo la bua an cho con tre

Thực phẩm bẩn tuồn vào trường tiểu học Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (ảnh chụp từ clip).

Ngay tại địa bàn thủ đô, Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể khiến 40 em học sinh phải nhập viện tập thể với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy...

Còn ở trường mầm non Trường mầm non Lại Yên (Hoài Đức - Hà Nội) đã có 9 trẻ phải nhập viện vì rối loạn tiêu hóa.

Với nhiều nỗi lo về thực phẩm bẩn tuồn vào trường học, các vị phụ huynh Trường tiểu học Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường đã chặn đứng một vụ tuồn thực phẩm bẩn vào trường học.

Nhìn loạt thực phẩm thối dữa tuồn vào trường học, nhiều người không khỏi giật mình vì cách làm của một số cơ sở thực phẩm.

Gần đây nhất, sáng 27/10 hàng loạt học sinh ở Trường Tiểu học Lái Hiếu và Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau đầu đang khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng.

Trước đó, vào 7h sáng cùng ngày, lái xe của công ty đã chở sữa Milo đến và khoảng 500 học sinh của trường Tiểu học Lái Hiếu uống loại sữa này. Sau đó, lái xe tiếp tục mang sữa đến trường Tiểu học Nguyễn Hiền và triển khai cho học sinh uống.

Khoảng 30 phút sau khi uống sữa, học sinh ở trường Tiểu học Lái Hiếu trên có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau đầu. Ngay sau khi phát hiện sự việc, lãnh đạo nhà trường đã cùng cơ quan chức năng gọi xe cấp cứu và đưa học sinh đến trung tâm y tế.

Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy ngay lập tức đã tiếp nhận gần 500 trẻ vào cấp cứu.

Cũng từ vụ ngộ độc sữa, khoảng 7h sáng 6/11, tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 51 học sinh của hai trường học trên địa bàn phải nhập viện cấp cứu.

nguoi ta dang mac ke lo la bua an cho con tre

Bữa cơm ở trường tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc bất cứ lúc nào nếu lơ là (Ảnh: TTXVN)

Theo thông tin từ phía phụ huynh, từ sáng sớm, tại hai điểm trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành và Trường phổ thông dân tộc Nội trú huyện Sa Thầy có một người dân (chưa xác định được danh tính) phát bánh mì (loại bánh bông lan đóng gói sẵn) và sữa cho các em học sinh.

Ngay sau khi ăn bánh và uống sữa xong, 51 học sinh hai trường này có biểu hiện đau bụng, la khóc, nôn ói. Trong số học sinh bị ngộ độc 46 em là học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành. Ngay sau khi phát hiện sự việc, nhà trường đã cùng phụ huynh đưa các em vào cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Sa Thầy.

Lơ là miếng ăn con trẻ

Từ những vụ việc trên có thể thấy, nguy cơ mất an toàn cho bữa ăn của trẻ nhỏ có thể đến bất cứ lúc nào.

Những vụ việc xảy ra trong thời gian qua cho thấy, vấn đề an toàn thực phẩm trong nhà trường không chuyện của một trường, một lớp hay của một địa phương nữa.

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ nhỏ là câu chuyện của toàn ngành Giáo dục, đơn vị kinh doanh và của chính các phụ huynh đối với sức khỏe của các công dân tương lai, nhất là hiện nay đa số các trường tiểu học và một phần các trường trung học cơ sở đang tổ chức cho học sinh ăn bán trú.

Sau vụ việc, các cơ quan chức năng đều chỉ ra nguyên nhân là sự chủ quan, lơ là với việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn bán trú ở các trường học.

Theo tìm hiểu, hình thức phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh hiện nay được chia làm bốn loại: nhà trường tự mua thực phẩm, tự nấu; nhà trường đặt suất ăn của các công ty nấu ăn; nhà trường hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm để tự nấu và nhà trường hợp đồng với công ty vừa cung cấp thực phẩm, vừa sơ chế bữa ăn, nhà trường chỉ giám sát.

nguoi ta dang mac ke lo la bua an cho con tre

Bữa ăn của học sinh khó an toàn nếu chỉ giao cho công ty thực phẩm (Ảnh: PHHSCC)

Thế nhưng, hầu hết các bếp ăn bán trú do nhà trường tự bố trí và mua thực phẩm. Các khâu giám sát, tiếp nhận thức ăn thường bị lơ là và thực hiện không tốt quy trình này.

Việc thực hiện không tốt quy trình tiếp nhận thức ăn an toàn, sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm rẻ tiền, chất lượng kém, nhân viên chế biến thực phẩm đại khái thiếu hiểu biết về đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, cơ sở vật chất và điều kiện tại nơi chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo…

Trên hết là thiếu sự giám sát của nhà trường, ban cha mẹ học sinh đối với nguồn thực phẩm đưa vào các bữa ăn bán trú mà hoàn toàn phó mặc cho đơn vị cung ứng suất ăn theo hợp đồng.

Còn về phần vai trò của Ban cha mẹ học sinh nhà trường đối với chất lượng và an toàn, vệ sinh cho bữa ăn bán trú thì hoàn toàn mờ nhạt, nếu không muốn nói là “không có vai trò gì”. Khi nhà trường khoán trắng việc lo bữa ăn bán trú cho các cơ sở cung ứng suất ăn sẵn, không kiểm soát thì ban cha mẹ học sinh nhà trường cũng “không tham gia”.

Vì thế, đã có ý kiến đề nghị giải tán ban cha mẹ học sinh nhà trường sau sự cố mất an toàn thực phẩm tại một số trường học này.

Còn với ngành Giáo dục, các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương đều khẳng định chắc nịch rằng “sẽ siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra trực tiếp tại các trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tuân thủ quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm của nhân viên, kiên quyết xử lý đối với những người không chấp hành quy định”.

Thế nhưng, người dân vẫn cứ nghi ngờ rằng khẳng định chắc nịch này sẽ được duy trì trong bao lâu, hay khi sự việc lắng xuống, việc “siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra trực tiếp” cũng sẽ lại bị lãng quên.

Việc kiểm tra hoạt động tổ chức bán trú cho học sinh vẫn có biên bản kiểm tra tiến hành và vẫn có được kết luận là “đúng quy trình, đảm bảo chất lượng”.

Cảnh báo về khâu giám sát, Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã cho biết, ông đánh giá cao sự quy củ của nhà trường trong việc mua nguyên liệu thực phẩm khi có hồ sơ, hợp đồng đầy đủ, nhân viên bếp được tập huấn thường xuyên...

Tiến sĩ Hùng cho rằng phải nghiêm túc thực hiện các góp ý của đoàn kiểm tra. Nhà trường cần lưu ý nước nấu ăn và nước rửa riêng. Không dùng nước giếng khoan để nấu ăn cho trẻ.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng, phụ huynh và nhà trường nếu có thể kiểm soát chặt chẽ giá cả và chất lượng như ở hai trường này cũng chỉ thực hiện được khi trường tổ chức bếp ăn, còn các trường thuê khoán và nhà cung cấp chia sẵn suất ăn từ bên ngoài thì rất khó kiểm soát.

nguoi ta dang mac ke lo la bua an cho con tre Mẹ bức xúc nhìn suất cơm 23 nghìn đồng của con như 'treo đầu dê bán thịt chó'

Suất cơm 23 nghìn đồng chỉ có cơm trắng, lèo tèo vài cọng rau luộc, một miếng thịt nhỏ hoặc 3 miếng chả bằng ngón tay, trái ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.