Nghị định số 115/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 4/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018.
Nghị định 115/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Xem toàn văn Nghị định 115/2018/NĐ-CP tại đây!
Ảnh minh họa |
Trong đó nêu rõ, các mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Cụ thể, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng với một trong các hành vi: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố; Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn; Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống.
Bên cạnh đó, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP cũng quy định buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn.
Ngoài ra, phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng với một trong các hành vi:
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người vi phạm các hành vi trên còn có thể bị xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 1 tháng đến 3 tháng.
Dừng xe trên cầu để chụp ảnh bị phạt bao nhiêu tiền?
Nhiều người vô tư dừng, đậu xe trên cầu để chụp ảnh mà không biết rằng dừng, đậu xe trên cầu là vi phạm Luật ... |
Thủ tục đăng ký tạm trú tại nhà thuê
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được ... |
Đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Tùy phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |