“Người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén: “Ai cung cấp hóa đơn cho những nỗi đau?”


“Tôi ngồi tù oan, bị nhục hình, bị tra tấn, con cái cũng vì hệ lụy này mà bị kỳ thị, xa lánh, không được giáo dục đến nơi đến chốn, phải vướng vào tù tội. Có ai cung cấp hóa đơn cho những nỗi đau này không?”.

Ai cung cấp hóa đơn cho những nỗi đau?

nguoi tu the ky huynh van nen ai cung cap hoa don cho nhung noi dau
"Người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén đặt câu hỏi ai cung cấp hóa đơn cho những nỗi đau mà ông trải qua suốt 17 năm.

Đó là những lời đắng cay mà “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén (ngụ thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) đã phải thốt lên. Hơn 17 năm ngồi tù oan sai, ông Huỳnh Văn Nén đã trải qua bao tủi nhục, đau đớn về thể xác và tâm hồn. Khi được minh oan thì hành trình tìm công lý trong việc bồi thường oan sai lại đẩy ông Nén đến chuỗi ngày căng thẳng khác khi phải tìm hóa đơn để chứng minh cho nỗi oan của mình.

Tại buổi thương lượng gần đây nhất, đại diện TNAD tỉnh Bình Thuận cho rằng, TAND tỉnh Bình Thuận đã cho gia đình rất nhiều thời gian để thu thập bổ sung các chứng cứ, tài liệu cho yêu cầu của gia đình tuy nhiên cho đến nay gia đình vẫn không cung cấp được chứng cứ. Mặt khác, thời hạn thương lượng bồi thường đã hết nên lần này nếu các bên không thương lượng được với nhau thì bên người yêu cầu bồi thường có thể khởi kiện bằng một vụ án dân sự.

Qua 3 lần thương lượng, hiện TAND Bình Thuận chấp thuận bồi thường hơn 10,5 tỉ đồng so với 18 tỉ đồng phía ông Nén đưa ra.

Về phía mình, ông Nén cho rằng, bản thân ông là một công dân như bao người khác, bị vướng vào vòng lao lý là điều không ai mong muốn cho cuộc đời mình. Khi bị ngồi tù oan, người nhà ông Nén đã phải bán đất, bán tài sản chỉ với niềm tin mãnh liệt là kêu oan cho ông mà không bao giờ lường trước được việc phải giữ hóa đơn chứng từ mua bán ngần ấy năm để sau này nộp cho cơ quan chức năng khi được giải oan như bây giờ.

“Thầy tôi (ông Nguyễn Thận) và cha tôi (ông Huỳnh Văn Truyện) bôn ba gần như khắp đất nước này bao nhiêu năm trời. Mỗi lần đi như vậy phải tính bao nhiêu là đủ? Hóa đơn do cơ quan nào cấp? phương pháp tính toán nào sẽ xác định cho chúng tôi một cách công bằng”, ông Nén trình bày.

nguoi tu the ky huynh van nen ai cung cap hoa don cho nhung noi dau
Ông Nguyễn Thận, "người hùng" trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén. Ông Thận đã bỏ ra 17 năm đi kêu oan cho học trò của mình.

Bên cạnh đó, “người tù thế kỷ” cho rằng: “Tôi ngồi tù oan, bị nhục hình, bị tra tấn, con cái cũng vì hệ lụy này mà bị kỳ thị, xa lánh, không được giáo dục đến nơi đến chốn, phải vướng vào tù tội. Có ai cung cấp hóa đơn cho những nỗi đau này không? Vợ con tôi tốn nhiều tiền bạc, tài sản để thăm hỏi động viên tôi trong những ngày bị tù oan, cơ quan nào cấp hóa đơn cho mỗi lần đi thăm nuôi ấy? Có ai dám đánh đổi cả đời mình, đời cha mình và hệ lụy với cả hệ lụy gia đình vợ để nhận khoản tiền đền bù này?”.

“Người tù thế kỷ” đòi bồi thường những gì?

nguoi tu the ky huynh van nen ai cung cap hoa don cho nhung noi dau
Vợ chồng ông Nén, thầy Nguyễn Thận và luật sư Phạm Công Út bàn việc việc yêu cầu bồi thường oan sai.

Đại diện gia đình ông Nén và các luật sư (LS) bảo vệ quyền lợi cho “người tù thế kỷ” khẳng định, việc đòi bồi thường 18 tỷ đồng cho gần 17 năm ngồi tù oan của ông Nén có nhiều mục nhưng chủ yếu vẫn bám sát vào các khoản chính như: thiệt hại về tinh thần, kinh tế, tổn thất sức khỏe, uy tín danh dự người thân, thăm nuôi, hành trình kêu oan... Tuy nhiên, phía TAND tỉnh Bình Thuận đã bác nhiều khoản, chấp nhận bồi thường 10,5 tỷ đồng.

Đối với chi phí kêu oan gần 17 năm của người thân ông Nén, trong đó ba mẹ ông phải bán 3 lô đất, anh rể bán 10 hecta đất, ông Thận cũng bán đất với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tòa chỉ đồng ý 1,5 tỷ đồng.

TAND tỉnh Bình Thuận cho rằng, về thiệt hại uy tín, danh dự, nhân phẩm, tòa chấp nhận bồi thường cho ông Truyện 1,5 tỷ đồng, vợ ông Nén một tỷ và 3 người con ông Nén 1,2 tỷ. Số tiền gia đình đòi bồi thường danh dự cho mẹ ông Nén một tỷ nhưng tòa không chấp nhận vì cho rằng bà đã chết (năm 2014). Với 84 lần thăm nuôi, mỗi lần tính 4 người, một người 2 ngày công, số tiền được đưa ra là 400 triệu đồng.

Trong quá trình đi tù, ông Nén bị thương tật 63%, trong đó có 21% về khoản tâm thần nên gia đình yêu cầu bồi thường 3 tỷ đồng nhưng chỉ được chấp nhận 2 tỷ. Tiền chi phí đi lại ăn ở hàng chục luật sư bào chữa miễn phí (trong đó có 2 luật sư có phí) được chấp thuận 171 triệu đồng (quy ra 5 cây vàng vào thời điểm làm đơn). Ngoài ra, đơn yêu cầu bồi thường còn có nhiều khoản chi phí nhỏ khác.

Cơ sở để TAND tỉnh Bình Thuận đưa ra những khoản trên là do Tòa án tối cao chỉ chấp nhận bồi thường bản án oan giết bà Lê Thị Bông, chứ không bồi thường “kỳ án vườn điều” vì ông Nén ngồi tù hai vụ án cùng một thời gian. Ngoài ra, nhiều yêu cầu bồi thường, ông Nén không chứng minh được thiệt hại nên chỉ chấp nhận với số tiền như vậy.

nguoi tu the ky huynh van nen ai cung cap hoa don cho nhung noi dau
"Người tù thế kỷ" được xin lỗi công khai và trả lại quyền công dân vào cuối năm 2015, sau 17 năm bị tù oan.

“Người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén được biết đến là người mang hai án oan Giết người - duy nhất trong ngành tố tụng Việt Nam. Vụ án oan chán động xảy ra vào năm 1993, khi bà Dương Thị Mỹ (ngụ xã Tân Minh, Bình Thuận) được phát hiện bị giết tại một vườn điều thuộc xã Tân Minh. Sau đó, do không tìm ra thủ phạm nên vụ án đã được đình chỉ. Năm 1998 nơi này tiếp tục xảy ra vụ án bà Lê Thị Bông bị giết. Qua xác minh, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt giam ông Huỳnh Văn Nén. Sau đó, ông Nén đã khai nhận mình và 9 người khác trong gia đình bên vợ đã giết bà Dương Thị Mỹ.

Vụ án Vườn điều được phục hồi điều tra sau đó. Tuy nhiên, sau nhiều năm không tìm được chứng cứ buộc tội, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đã phải đình chỉ vụ án và tiến hành xin lỗi công khai và bồi thường hơn 1,3 tỷ đồng cho 9 người. Riêng ông Nén vẫn bị giam và không được bồi thường vì bị kết án trong vụ giết bà Bông, đến thời điểm được trả lại quyền công dân, ông Nén đã ngồi tù oan hơn 17 năm.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.