![]() |
Ảnh minh họa. |
Tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng…(điểm c, khoản 2 Điều 5) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khi dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau…(điểm a khoản 1 Điều 6)
Ngoài ra, tùy vào mức độ của hành vi và kết quả xảy ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường (Điều 596).
Do đó, say rượu không phải là lý do để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tương tự, say rượu cũng phải là tình tiết được miễn, giảm trách nhiệm hình sự (theo Điều 13 của Bộ luật Hình sự 2015).
Với người điều khiển xe máy, nếu lái xe sau khi uống rượu, bia, mức phạt từ 01 – 04 triệu đồng, tùy nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở.
Với người điều khiển ô tô, mức phạt dao động từ 2 – 18 triệu đồng, cũng tùy nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở.
Ngoài bị xử phạt như trên, cần đặc biệt lưu ý rượu, bia là nguyên nhân chính gây nên rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong dịp Tết.
Cụ thể các mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn tại đây!
Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: 1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về việc không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
![]() |
Nồng độ cồn của tài xế container gây tai nạn vượt 2 lần dù 10 tiếng sau mới trình diện
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, nồng độ cồn của tài xế container gây tai nạn ở Bến Lức vượt quá quy định ... |
![]() |
Nồng độ cồn của tài xế khiến hai bà bầu nhập viện vượt ba lần mức cao nhất
Nồng độ cồn trong hơi thở của tài xế gây tai nạn liên hoàn trên đường Trần Duy Hưng vượt gần gấp 3 lần so ... |
![]() |
CSGT kiểm tra nồng độ cồn ở Hàng Xanh sau vụ BMW gây tai nạn liên hoàn
Nhiều dân nhậu trên đường về nhà giữa đêm khuya bất ngờ khi bị CSGT tạm dừng phương tiện, đo nồng độ cồn. Một số ... |