Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây, ngành thực phẩm - đồ uống được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất tại Việt Nam.
Theo ghi nhận của Vietnam Report tại một báo cáo vừa công bố, Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng trong khu vực, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước khi vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu trong nước và cho hoạt động xuất khẩu.
35% chi phí của hàng tháng của người Việt là dành cho ăn uống (ảnh minh hoạ: Trung Kiên) |
Chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra rằng, thực phẩm - đồ uống hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu).
Về tiềm năng tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống, Vietnam Report cho biết, ngành này hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. BMI dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2019, trong đó khả năng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ ba Châu Á.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp - nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống…
Đây đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng. Đồng thời cũng là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm - đồ uống tiềm năng trong khu vực.
Đa số chuyên gia được Vietnam Report hỏi đều cho rằng, Việt Nam hiện đã có những doanh nghiệp tương đối mạnh, có tên tuổi, có sức cạnh tranh, thường xuyên dẫn đầu tại thị trường trong nước, đủ cơ sở để xuất khẩu ra nước ngoài.
Do đó, khi thời điểm Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) sắp đi đến ký kết chính thức, các doanh nghiệp đều đặt kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn để thương hiệu Việt xuất hiện tại nhiều quốc gia hơn trên thế giới. Thủy sản, cà phê, bánh kẹo được dự đoán sẽ là 3 ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong thời gian tới.
Hoạt động M&A trong ngành thực phẩm - đồ uống cũng diễn ra rất sôi động trong thời gian qua tạo nên những “ông lớn” của ngành thực phẩm - đồ uống, điển hình như Masan, Thành Thành Công, Kido, Pan Group… Bên cạnh đó, các tên tuổi lớn trong ngành hàng tiêu dùng ngành đến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và công nghệ cũng tích cực đầu tư vào Việt Nam. Theo nghiên cứu của BMI, cơ hội đầu tư cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, đặc biệt trong ngành đồ uống, thực phẩm chế biến và sữa.
Vợ chồng tôi cạn tiền, ngập nợ vì mong ước xây nhà hoành tráng của bố mẹ
Sau 3 năm làm việc cật lực ở xứ người, vợ chồng anh Long không có khoản dư nào vì tiền bạc gửi về bố ... |
10 thói quen khiến nhiều người tuổi 30 vẫn tay trắng
Tiêu thoải mái khi mới lĩnh lương, coi tiền trong thẻ tín dụng như tiền của mình... đều khiến bạn mãi ở cảnh nghèo. |
Bán lẻ truyền thống hết lạc quan
Dù đóng góp đến 83% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng, song chỉ số niềm tin của các nhà bán lẻ kênh truyền ... |