Nguồn gốc và nghi thức của tục cúng Mụ (cúng đầy tháng) cho bé

Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, có nghĩa là có một thế hệ mới bắt đầu.
 

Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó còn là nét đẹp của dân tộc Việt. Cúng đầy tháng là nghi lễ thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, có nghĩa là có một thế hệ mới bắt đầu.

“Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu, hi vọng con người ta phải nhớ về cội nguồn. Ngoài ra nó còn biểu hiện những mong ước tốt đẹp của thế hệ trước đối với thế hệ kế tiếp” (theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”, nhà xuất bản Hồng Đức).

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be
(Ảnh minh họa: Làm mẹ)

Nguồn gốc của tục cúng đầy tháng

Xuất phát từ sinh lý tự nhiên, tháng đầu tiên trong cuộc đời của em bé vô cùng quan trọng. Ngày xưa ở Việt Nam, em bé sau khi ra đời không được đặt tên ngay vì tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh rất cao. Trong 4 tuần đầu sau khi lọt lòng mẹ, trẻ em dễ chết yểu vì khả năng đề kháng của bé chưa được hoàn thiện và chưa hoạt động đúng mức.

Thống kê khác cũng cho thấy, trong số trẻ không may chết trong năm đầu đời thì có tới 2/5 sẽ chết ngay trong tháng đầu tiên. Vì thế, việc tổ chức cúng đầy tháng cũng là dấu mốc cho thấy đứa trẻ đã thoát được hai phần ba của những rủi ro trong năm tuổi đầu tiên của cuộc đời, vì vậy ngày đầy tháng là dịp ăn mừng cho cháu, bố mẹ và thậm chí là cả họ hàng.

Tháng đầu sau khi em bé được sinh ra cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ, do đó khi kết thúc tháng đầu cũng là sự kết thúc của giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với bé mà với cả bà mẹ thời hậu sản.

Những tín ngưỡng dân gian ngày xưa quy ước đàn bà ở cữ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc với người khác. Do đó ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình với nội - ngoại, họ hàng và những người thân quen về thành viên mới, vì thế lễ đầy tháng cũng có thể coi như chứng nhận của xã hội về sự tồn tại của một con người, để được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở.

Nguồn gốc của tục cúng Mụ

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Như vậy, lễ cúng đầy tháng cho bé là một trong những lễ cúng Mụ và trong lễ này, ngoài việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống để chiêu đãi khách khứa, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cung kính 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông.

Trong ngày cúng Mụ, sau khi thắp hương và dâng lễ vật lên các Bà Mụ, các Đức Ông thì một số gia đình còn thực hiện nghi thức khai hoa và nghi thức đặt tên cho đứa trẻ. Trong lễ khai hoa mọi người đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và mở lời xin phép khai hoa. Sau đó người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhóe,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quí mến…”

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be
(Ảnh minh họa: Làm mẹ)

Sửa lễ thắp hương

Theo truyền thuyết thì có 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông, vì thế cần chuẩn bị 12 chén chè để cung kính 12 Bà Mụ và ba bát chè, ba bát cháo, ba đĩa xôi, một con vịt được luộc chín buộc chéo cánh,… để cung kính 3 Đức Ông. Mỗi vùng miền sẽ có những đồ cúng Mụ và cúng Đức Ông khác nhau, dưới đây là những đồ cúng Mụ cần có cho các gia đình ở khu vực phía Bắc.

- Chim (Gái 9 con, trai 7 con)

- Cua (Gái 9 con, trai 7 con)

- Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)

- 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ

- 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán

- 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút

- 13 bông hoa

- 13 cái bánh kẹo nhỏ

- 13 miếng trầu têm cánh phượng

- 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)

- 13 nén hương

- 13 tờ tiền thật

- Một bát nước to

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be
(Ảnh minh họa: Khám phá văn hóa Việt)

Tuy nhiên dù tổ chức cúng đầy tháng cho bé theo phong tục vùng miền nào cũng cần lưu ý những điều sau đây.

- Mâm lễ để cạnh giường ngủ của bé, mẹ bế con ngồi ở góc giường

- Lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra sông, hồ

- Lấy một ít đồ ăn đấm mồm cho bé làm phép cho hay ăn chóng lớn

- Người mẹ cũng thụ lộc cùng với mọi người đến dự lễ đầy tháng

Cách thức bày lễ

Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hóa và nghệ thuật. Bàn lễ cúng Mụ nên được bày biện một cách hài hòa, cân đối với những lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng còn mâm tôm, cua để phía dưới. Sau khi bố hoặc mẹ đứa bé thắp ba nén hương thì bế cháu bé ra trước án khấn.

Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng Mụ được tổ chức vào dịp đầy tháng này thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè và ba bát chè, ba bát cháo ba đĩa xôi, một con vịt được luộc chín buộc chéo cánh cung kính 3 Đức Ông.

Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Bà Mụ - Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 bát cháo, một tô cháo, một đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén. Trong nhà thì bày ba mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 bát chè, xôi, một con vịt luộc chín với ba bát cháo và một tộ cháo cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức ông.

XEM THÊM

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be ‘Cúng đầu xe’ - cách trấn an tinh thần giải tỏa tâm lí của dân lái xe

Nếu như dân kinh doanh có tục lệ cúng thần tài cầu mong làm ăn phát tài phát lộc, cả năm may mắn hanh thông ...

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be Lễ cầu siêu thai nhi tại chùa cần chuẩn bị những gì?

Theo sư thầy Minh Đức (chùa Phúc Khánh), khi làm lễ cầu siêu thai nhi tại chùa, bố mẹ hoặc người làm lễ chỉ cần ...

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng có phạm điều cấm kỵ?

Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ, bởi theo phong tục, đi lấy chồng chỉ thờ cúng tổ ...

nguon goc va nghi thuc cua tuc cung mu cung day thang cho be Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.