Ở Singapore, vào ngày đầy tháng của đứa trẻ, cha mẹ sẽ mời tất cả các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết tới dự lễ đầy tháng cho bé. Người Singapore có phong tục cắt bánh và chuẩn bị thật nhiều bánh kẹo, đồ ngọt cho dịp này. Trong lễ đầy tháng của một em bé người Singapore sẽ có rất nhiều bánh kem và đồ tráng miệng được trang trí theo phong cách ngộ nghĩnh, dễ thương.
(Ảnh minh họa: Singapore Motherhood) |
Ở Ấn Độ, các bậc cha mẹ tin rằng đầy tháng là một nghi thức quan trọng để đứa trẻ sinh ra có thể nhận được tất cả những lời chúc phúc tốt lành từ Chúa. Đó là lí do vì sao vào ngày đầy tháng, đứa trẻ sẽ được đưa đến một địa điểm tâm linh để cầu phúc.
(Ảnh minh họa: Our moment of truth) |
Ở Trung Quốc, một bữa tiệc đặc biệt sẽ được chuẩn bị để kỉ niệm ngày đầy tháng của một đứa trẻ. Cha mẹ của em bé đó sẽ chuẩn bị rất nhiều các món ăn được làm từ trứng vì theo quan niệm Trung Hoa, trứng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và đánh dấu điềm tốt về sự ra đời của một đứa trẻ trong gia đình.
(Ảnh minh họa: Essential Baby) |
Ở Pakistan có một phong tục rằng trong 7 ngày tuổi đầu tiên của một bé trai thì cha mẹ phải cắt bao qui đầu cho em bé đó. Vào lễ đầy tháng, gia đình sẽ hiến tế một con dê và tập tục này được gọi là ‘aqqeqah’. Sau đó con dê được xẻ thịt, nấu thành nhiều món và phân phát cho các gia đình trong vùng và người nghèo khổ.
(Ảnh minh họa: Thought Co) |
Với những quốc gia theo đạo Thiên Chúa thì hầu hết mọi người sẽ tổ chức một buổi tiệc trà nho nhỏ trước khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên vào ngày đầy tháng của bé thì bố mẹ cũng sẽ tổ chức một buổi tiệc khác để mời người thân và bạn bè đến dự và trao cho đứa trẻ mới sinh những lời chúc tốt lành.
(Ảnh minh họa: For every mom) |
Ở Hàn Quốc, phong tục tổ chức lễ đầy tháng cho bé hơi khác một chút so với các quốc gia khác trên thế giới. Vào ngày đầy tháng của bé gia đình sẽ không tổ chức tiệc mà những người theo đạo sẽ giúp cha mẹ “dự đoán” trước tương lai của đứa trẻ.
(Ảnh minh họa: Alley Science) |
Nhật Bản tổ chức lễ đầy tháng cho bé tương đối giống với Trung Quốc. Cha mẹ của đứa trẻ sẽ làm thật nhiều món ngon và mời khách tới dự tiệc để kỉ niệm dịp đặc biệt này trong cuộc đời em bé. Một vài gia đình còn thuê thêm người nấu nướng, giúp việc để giúp họ tổ chức tiệc vì họ muốn bữa tiệc đầu đời vô cùng quan trọng này của con sẽ được tổ chức thành công và trọn vẹn nhất có thể.
(Ảnh minh họa: Truphotos) |
Indonesia là một quốc gia có nhiều cộng đồng văn hóa cùng chung sống. Hai tôn giáo chủ yếu là Hồi giáo và Phật giáo. Những người theo đạo Phật có xu hướng đưa đứa trẻ mới sinh đến đền chùa để cạo đầu và chỉ chừa lại một chỏm tóc ở phía sau vì đây là dấu hiệu cho thấy sự bảo vệ và chúc phúc trong đạo Phật.
(Ảnh minh họa: The Indus Parent) |
Chủ yếu người Malaysia theo đạo Hồi và họ sẽ tổ chức lễ đầy tháng cho bé đúng theo truyền thống của Hồi giáo với mong muốn bảo vệ đứa trẻ khỏi bàn tay của những thế lực hắc ám. Bên cạnh đó người mẹ và đứa trẻ cũng phải ở trong nhà trong suốt tháng đầu sau sinh, chỉ sau lễ đầy tháng mới được phép ra khỏi nhà.
(Ảnh minh họa: Siewyen) |
Nguồn gốc và nghi thức của tục cúng Mụ (cúng đầy tháng) cho bé
Tục cúng đầy tháng (cúng Mụ) là một trong nhiều nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và nó ... |
Văn khấn cúng Mụ làm lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé tại nhà chuẩn nhất
Tục cúng Mụ là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấn ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, thường được tổ chức vào dịp ... |
Mua ma túy đãi bạn nhân ngày đầy tháng con
Cảnh sát xác định An chuẩn bị nhiều thuốc lắc, ma túy đá để đãi các bạn vui vẻ tại quán karaoke ở Hải Dương ... |