Nguy cơ thiếu cát làm đường ven kênh dài nhất TP HCM

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát dài nhất TP HCM cần 1,8 triệu m3 cát xây đường hai bên nhưng nguồn cung vật liệu đang gặp khó.

Vấn đề được các đơn vị thi công đề cập khi Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, kiểm tra công trường dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng - Bến Cát - rạch Nước Lên, sáng 17/2 (mùng 8 Tết).

Tuyến kênh này dài gần 32 km, qua 7 quận, huyện ở thành phố, gồm: 12, Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Bình Chánh. Dự án cải tạo dòng kênh khởi công cách đây một năm, tổng vốn 8.200 tỷ đồng bằng vốn ngân sách.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi (đứng giữa) kiểm tra ở công trường dự án cải tạo kênh Tham Lương, sáng 17/2. (Ảnh: Gia Minh).

Theo các nhà thầu, đường hai bên tuyến kênh tổng chiều dài khoảng 64 km, ước tính cần khoảng 1,8 triệu m3 cát san lấp để làm nền. Tuy nhiên, nguồn cung gặp khó khi các mỏ lớn ở An Giang và Đồng Tháp hiện không được cấp phép vì vướng pháp lý. Khu vực phía Nam cũng đang triển khai đồng loạt nhiều dự án giao thông lớn, nên nguồn vật liệu càng khan hiếm, nhất là cát đắp nền. Việc này có thể ảnh hưởng tiến độ hoàn thành dự án vào tháng 4/2025.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng cát đang là khó khăn chung ở nhiều công trình nhưng các nhà thầu phải chủ động tìm kiếm nguồn cung, rồi từ đó chủ đầu tư, lãnh đạo thành phố xem xét chứ không chỉ "ngồi chờ".

"Không thể đổ do thiếu cát nên dự án bị chậm, mà các đơn vị cần phải chủ động có kế hoạch từ đầu", ông nói, yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp, lập kế hoạch chi tiết kiểm soát tiến độ, giải quyết vướng mắc để dự án hoàn thành dịp 30/4 năm sau, so với kế hoạch.

Một đoạn kênh Tham Lương được kè bờ, năm 2023. (Ảnh: Thanh Tùng).

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (chủ đầu tư), cho biết một khó khăn khác ở dự án cải tạo kênh Tham Lương là tình trạng tái chiếm mặt bằng sau khi giải toả. Trong đó, nhiều nhất ở quận Bình Tân với khoảng 224 hộ, quận 12 cũng có 14 trường hợp...

"Vấn đề này nếu không giải quyết sớm sẽ rất phức tạp trong khâu giải toả", ông Dũng nói, và đề nghị chính quyền địa phương vận động người dân trả lại mặt bằng.

Theo chủ đầu tư, dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát có 10 gói thầu xây lắp chính, đang được thực hiện đồng loạt và tiến độ cũng đảm bảo kế hoạch. 2024 là năm cao điểm triển khai dự án này, trong đó các hạng mục chính được tập trung thi công gồm: xây kè, làm hai tuyến đường dọc bờ, cầu bắc ngang kênh, hệ thống thoát nước... Toàn bộ dự án đã hoàn thành khoảng 50% khối lượng.

Hướng tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. (Đồ hoạ: Khánh Hoàng).

Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là kênh dài nhất TP HCM. Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng tuyến kênh được thực hiện với quy mô làm kè bêtông hai bờ, nạo vét lòng kênh và làm đường rộng 7-12 m mỗi bên. Dọc tuyến sẽ xây ba cây cầu, 19 cống thoát nước, 12 bến thuyền cùng hệ thống chiếu sáng, cây xanh...

Giai đoạn một dự án đã triển khai cách đây 22 năm với việc giải phóng mặt bằng và nạo vét, đắp bờ đất hai bên, xây dựng cửa xả thoát nước tại một số rạch nhánh xung quanh. Do thiếu vốn, giai đoạn hai của dự án đến nay mới triển khai bằng ngân sách Trung ương và TP HCM. Ngoài dự án này, thành phố cũng đang giải phóng mặt bằng để chuẩn bị thi công cải tạo ở nội đô, tổng vốn hơn 9.600 tỷ đồng.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.