Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo nghị định 153/2016/NĐ-CP.

Theo đó, nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, đơn vị ở nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì chi nhánh, đơn vị có địa bàn ở đâu thì áp dụng mức lương tối thiểu ở đó.

Thứ hai, Doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao thuộc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương ở địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Thứ ba, Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi hoặc bị chia tách thì vẫn áp dụng mức lương ở địa bàn cũ trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Thứ tư, Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng như đối với địa bàn thuộc vùng III.

Theo đề xuất của Hội đồng tiền lương Quốc gia, mức lương tối thiểu năm 2018 (dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) được điều chỉnh tăng như sau:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
3.980.000 đồng 3.530.000 đồng 3.090.000 đồng 2.760.000 đồng

Căn cứ vào quy định mức lương tối thiểu vùng và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

nguyen tac ap dung muc luong toi thieu vung theo dia ban Điều chỉnh địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2018

Bên cạnh việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2018 việc phân vùng địa bàn áp dụng cũng có một số điều ...

nguyen tac ap dung muc luong toi thieu vung theo dia ban Tăng lương tối thiểu vùng, mức sống người lao động có tăng?

Lương tối thiểu vùng tăng, không chỉ doanh nghiệp lo ngại mà người lao động cũng không khỏi băn khoăn.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.