Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải trong ký ức gia đình, cấp dưới

Dù là em ruột nhưng phải 20 năm sau, người em gái thứ 7 mới biết và lần đầu gặp anh trai ruột là cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Ngày 17/3, tại nhà Bảo tàng lưu niệm Phan Văn Khải, nhà riêng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM cơ quan chức năng và gia đình đã làm lễ nhập quan cho cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Trong không khí xúc động, nhiều người không cầm nước mắt vì sự ra đi của vị lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia có cuộc sống giản dị, gần dân này.

nguyen thu tuong phan van khai trong ky uc gia dinh cap duoi
Nhiều người đến nhà viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Bà Dự (em gái thứ 7 của cố Thủ tướng Phan Văn Khải) cho biết, những ngày cuối đời, cố Thủ tướng Phan Văn Khải lâm bệnh điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, bà thường xuyên đến thăm nhưng ông không nói được gì.

Cách đây 1 tuần, khi cố Thủ tướng vừa được chuyển từ Singapore về bệnh viện Chợ Rẫy lần 2, bà đến thăm nhưng ông được cách ly để chăm sóc đặc biệt.

“Hôm đó, mấy anh cận vệ kéo rèm cửa, tôi gọi với vào: anh Hai ơi, em là Dự, em gái anh đây. Em đến thăm anh, anh có khỏe hơn chưa, bớt đau chưa? Cô điều dưỡng nói anh có mở mắt và gật đầu, tôi mừng vô kể.”- cô Dự nhớ lại.

nguyen thu tuong phan van khai trong ky uc gia dinh cap duoi
Bà Dự, em gái thứ 7 của cố Thủ tướng kể lại 20 năm mới lần đầu gặp mặt anh ruột, cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

"Chiều ngày 16/3, lần cuối xuống thăm, bác sĩ nói sức khỏe của anh tôi xuống lắm rồi. Đến rạng sáng nay thì anh tôi vĩnh viễn ra đi”- bà Dự nghẹn ngào nói.

Trong ký ức của bà, cố Thủ tướng là người anh đầy trách nhiệm; là người con hiếu thảo. Ông là người chịu thiệt thòi khi mẹ mang bầu tháng thứ 4 thì ba qua đời. Chưa hết, tuổi thơ của ông phải sống trong cảnh khổ cực, ở với bà ngoại và phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống.

Bà cũng cho biết, dù là anh em ruột, nhưng phải đến năm 20 tuổi mới được gặp mặt cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

“14 tuổi anh Khải đã tham gia cách mạng, sau đó tập kết ra Bắc. Sau giải phóng, anh mới có dịp trở lại quê nhà và lần đó tôi mới gặp anh lần đầu”- người em thứ 7 của cố Thủ tướng chia sẻ.

'Vị Thủ tướng trong lòng dân'

Ông Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu quốc hội, nguyên thành viên tổ tư vấn thời Thủ tướng Phan Văn Khải cho biết, với ông hôm nay là một ngày đau buồn.

Trong 8 năm cộng tác, ông Nghĩa rất quý mến chú Sáu Khải bởi theo ông: "Đây là người giản dị, làm việc rất tận tụy và trách nhiệm".

Ông Nghĩa cho rằng, cố Thủ tướng là người khiêm tốn, luôn lắng nghe những tiếng nói phản biện có tâm huyết.

“Đất nước thời kỳ chú Sáu Khải làm Thủ tướng không chỉ phát triển mạnh mẽ mà còn đi theo hướng bền vững, hợp tác tốt với nhiều quốc gia trên thế giới ” – ông Trương Trọng Nghĩa chia sẻ.

nguyen thu tuong phan van khai trong ky uc gia dinh cap duoi
Ông Trương Trọng Nghĩa- Đại biểu quốc hội, nguyên thành viên tổ tư vấn dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.

Bà Nguyễn Thị Bước - nguyên Hiệu trưởng trường mẫu giáo Bông Sen 2 cho biết, sự ra đi của cố Thủ tướng Phan Văn Khải là tổn to lớn đối với người dân huyện Củ Chi và TP.HCM

“Trước đây, toàn bộ con em trong xã Tân Thông Hội phải học tập dưới những mái trường lá. Chứng kiến cảnh các cháu học tập trong điều kiện thiếu thốn, khổ cực như vậy, anh Sáu Khải đã giúp xây dựng mô hình bán trú. Sau 20 năm, chúng tôi đã trở thành đơn vị Anh hùng lao động và là gương sáng để cả nước học tập, noi theo"- bà Bước chia sẻ.

nguyen thu tuong phan van khai trong ky uc gia dinh cap duoi
Chuyên viên Phòng giáo dục huyện Củ Chi, bà Lê Thị Phương Thảo rơi lệ khi nhắc về cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Chuyên viên Phòng giáo dục huyện Củ Chi, bà Lê Thị Phương Thảo xúc động cho biết, năm 1982 khi bà đang giữ chức Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Bồng Sơn 2 (nay là trường Mầm non Tân Thông Hội 2), cố Thủ tướng thường xuyên đến trường nhắc nhở tập thể giáo viên phải luôn nỗ lực, tận tình chăm lo các cháu - những mầm non tương lai của đất nước.

"Tôi thật sự vinh dự, tự hào khi mỗi lần bác Khải về thăm trường, bác ôm từng người động viên, truyền lửa cho chúng tôi. Chúng tôi rất xúc động và xem đó là động lực để không ngừng phấn đấu."- Cô giáo Phương Thảo nghẹn ngào.

Ông Phan Văn Khải (thường được gọi với tên Sáu Khải) sinh ngày 25/12/1933 ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM; tham gia phong trào cách mạng từ năm 1947 khi 14 tuổi, vào Đảng năm 26 tuổi. Ông từng kinh qua các chức vụ: Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP HCM, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Thủ tướng rồi Thủ tướng Chính phủ.
nguyen thu tuong phan van khai trong ky uc gia dinh cap duoi Tiểu sử nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải quê xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.