Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần: Cú điện thoại lúc 5h sáng và nỗi buồn của ông Trần Xuân Giá

Nhận được cú điện thoại lúc 5h sáng về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Trần Xuân Giá bất ngờ và hết sức buồn thương.

Ngày hôm qua 17/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát đi thông cáo đặc biệt về việc tổ chức lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải theo hình thức Quốc tang. Theo đó, lễ tang sẽ được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 8h, ngày 20/3 đến hết ngày 21/3.

Sự ra đi của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại niềm thương tiếc cho nhiều người dân Củ Chi nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Là thành viên Chính phủ trong khoá do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đứng đầu, ông Trần Xuân Giá - nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, chia sẻ với chúng tôi cho biết ông nhận được cuộc điện thoại về vị nguyên lãnh đạo của mình vào sáng sớm hôm qua lúc 5h (sáng 17/3).

nguyen thu tuong phan van khai tu tran cu dien thoai luc 5h sang va noi buon cua ong tran xuan gia
Ông Trần Xuân Giá và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (Ảnh tư liệu)

Cú điện thoại báo tin về ông Phan Văn Khải này đã khiến ông bất ngờ và hết sức buồn thương.

Đối với ông Trần Xuân Giá, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải không chỉ là một người lãnh đạo, cấp trên trong quan hệ hành chính mà còn là một người anh, một người đồng môn (cùng từng là người đúng đầu Bộ KH&ĐT) và rất hiểu về nhau, tin nhau hết mực.

"Anh Sáu Khải sống tình cảm với bạn bè. Dù có cách nhau về tuổi đời và địa vị xã hội anh luôn coi tôi là bạn và lắng nghe ý kiến. Nhớ hồi tôi là cấp dưới là Bộ trưởng, còn anh là Thủ tướng, trong trao đổi anh không phân biệt trên dưới. Chính những điều đó đã giúp tôi khi ấy mạnh dạn đóng góp ý kiến, thậm chí trái chiều mà không sợ bị thành kiến. Với gia đình, đồng nghiệp anh đều đối xử cực kỳ tốt", ông Giá nhớ lại.

Và theo vị nguyên Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, trong công việc, ông và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng có niềm tin rất đặc biệt.

"Trong công việc, ấn tượng về Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là rất nhiều bởi thời gian cùng làm việc quá lâu", ông Trần Xuân Giá nói.

Tuy nhiên, có một ấn tượng luôn được ông Giá gọi tên mỗi khi nhắc đến ông Sáu Khải (tên thường gọi ở nhà của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải) đó là sự quyết liệt trong công việc, nhất là thời điểm đưa Luật Doanh nghiệp vào cuộc sống.

Ông Giá nói: "Đổi mới của đất nước về mặt kinh tế quan trọng nhất là biến nền kinh tế đơn thành phần sở hữu (sở hữu nhà nước) sang nền kinh tế đa thành phần sở hữu.

Và anh Sáu Khải về mặt này hết sức nhất quán từ đầu đến cuối. Cứ có bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc biến nền kinh tế đơn thành phần sở hữu (sở hữu nhà nước) sang nền kinh tế đa thành phần sở hữu thì anh đều tổ chức quyết liệt".

"Năm 1999, thời điểm Luật Doanh nghiệp ra đời, một việc vô cùng quan trọng đó là tổ chức triển khai, đưa luật vào cuộc sống ra làm sao. Lúc đó, dấu ấn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là hết sức rõ ràng.

Một là ban hành sớm các văn bản. Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là một trong số hiếm hoi các luật chỉ sau khi ban hành luật, chỉ khoảng 1 tháng 28 ngày (ngày 28/2/2000), toàn bộ các văn bản liên quan đã được ban hành.

Điều này là hết sức quan trọng.

Sau đó anh Sáu Khải đã ký quyết định thành lập Tổ thi hành Luật, do tôi làm tổ trưởng, anh Lê Đăng Doanh - Viện trưởng Viện quản lý kinh tế TƯ làm Tổ phó. Với sự quyết liệt của anh Sáu cùng với Tổ thi hành, chúng tôi đã xóa được một khối lượng rất lớn các giấy phép con - khoảng một nửa số giấy phép con lúc bấy giờ", ông Giá kể.

Trong sự nghẹn ngào thương tiếc ông Sáu Khải, ông Giá cho hay ông sẽ vào TP.HCM để viếng và thắp hương cho người lãnh đạo đáng kính của mình.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải luôn có tinh thần cải cách mạnh mẽ và quyết tâm hội nhập. Chính ông trình ra Quốc hội để ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 và chính ông đã bảo vệ Luật Doanh nghiệp trước Bộ Chính trị, Quốc hội.

Tuy nhiên, đến khi Luật được được thông qua, các Bộ và địa phương không thực hiện vì nhiều nơi bị cắt bỏ quyền lực, dẫn đến chậm trễ, chây ỳ. Tôi thấy rằng, với việc ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, lần đầu tiên có một sắc luật của Việt Nam đã tự tước bỏ quyền lực của Chủ tịch các tỉnh.

Trong đó có chữ ký của Chủ tịch tỉnh thì doanh nghiệp mới được phép thành lập. Thay vào các quy định ràng buộc, Luật cho phép người dân được quyền tự làm những việc gì mà Nhà nước không cấm.

Đây chỉ là một trong những ví dụ thôi, còn có khá nhiều quyền lực, thói quen cũ bị cắt bỏ. Thực sự, quá trình loại bỏ những vấn đề này rất khó khăn, đối mặt với rất nhiều áp lực, phản đối, của giới chủ tịch tỉnh, thậm chí lãnh đạo các đơn vị bộ, ngành.

TS Lê Đăng Doanh (Dân trí)

nguyen thu tuong phan van khai tu tran cu dien thoai luc 5h sang va noi buon cua ong tran xuan gia Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cụ Sáu Khải sống rất giản dị nhưng chỉ đạo thu phục nhân tâm

Là đồng cấp trong nhiệm kỳ cuối của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhận định cụ Sáu ...

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.