Nhà, đất công sản bỏ hoang ở Quảng Ngãi: Ai chịu trách nhiệm?

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất công sản tại các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Nghĩa Hành, Lý Sơn, phát hiện nhiều cơ sở nhà, đất bỏ hoang, gây lãng phí.

Hàng loạt nhà, đất công sản bỏ hoang

Kết luận thanh tra việc quản , sử dụng đất công sản tại 6 huyện nêu trên phát hiện nhiều cơ sở nhà, đất bỏ hoang. 

Theo đó, có 41 cơ sở trường học không còn nhu cầu sử dụng nhưng hiệu trưởng các trường và phòng GD - ĐT huyện không lập thủ tục giao lại cơ sở nhà, đất cho UBND huyện xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền sắp xếp, xử nhà đất theo quy định mà bỏ hoang.

Cụ thể: Huyện Trà Bồng 9 cơ sở, huyện Sơn Hà 12 cơ sở, huyện Sơn Tây 6 cơ sở, huyện Minh Long ba cơ sở, huyện Nghĩa Hành 11 cơ sở.

Hai cơ sở trường học trước đây không có nhu cầu sử dụng, được UBND huyện giao về cho UBND xã quản nhưng UBND xã không có nhu cầu sử dụng mà cho HTX nông nghiệp tạm sử dụng.

Nhà, đất công sản bỏ hoang ở Quảng Ngãi: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 1.

Điểm trường mầm non ở huyện Sơn Tây bị bỏ hoang.

Nhà, đất công sản bỏ hoang ở Quảng Ngãi: Ai chịu trách nhiệm? - Ảnh 2.

Điểm trường THCS Sơn Mùa huyện Sơn Tây bỏ trống không sử dụng.

Thêm vào đó, 25 cơ sở nhà, đất công sản chưa đúng mục đích, bỏ trống gây lãng phí nhưng UBND các huyện chưa kê khai, đề xuất phương án xử .

Cụ thể: Huyện Trà Bồng có ba cơ sở nhà đất; huyện Sơn Tây có một cơ sở nhà, đất, huyện Sơn Tây có một cơ sở đất,

Huyện Nghĩa Hành có 10 cơ sở nhà đất, gồm: Hội Chữ thập đỏ tại thị trấn Chợ Chùa; chợ Đại An, xã Hành Thuận; rạp chiếu phim (cũ)....

Kết luận thanh tra cũng đã chỉ ra nhà công vụ UBND huyện và cơ sở nhà, đất Trung tâm Văn hóa, Thể dục - Thể thao huyện Sơn cho thuê, thực hiện dự án đầu tư chưa đúng quy định.

Ở huyện Sơn Hà, đầu năm 2016, UBND huyện thống nhất giao cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện ký hợp đồng cho bà Nguyễn Thị Nhâm thuê mặt bằng đối với cơ sở nhà, đất Nhà văn hóa - Nhà thiếu nhi huyện Sơn Hà có diện tích đất 5.150 m2 và tài sản trên đất (khu nhà chính, sân bê-tông, tường rào, cổng ngõ…) để đầu tư xây dựng bể bơi, sân bóng đá mini với thời gian 10 năm trên phần diện tích sân bê-tông 1.800 m2. Sau đó, bà Nhâm xây dựng và đưa công trình vào hoạt động là vi phạm quy định quản , sử dụng tài sản nhà nước.

Đến tháng 9/2018, bà Nguyễn Thị Nhâm lập dự án xin đầu tư, được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu thể dục - thể thao Sơn Hà với diện tích đất 1.818 m2 để đầu tư xây dựng bể bơi (312 m2), sân bóng đá mini (800 m2) và các hạng mục phụ trợ với tổng mức đầu tư 1,94 tỉ đồng, thời hạn hoạt động 49 năm.

Đối chiếu theo các quy định của luật Quản , sử dụng tài sản công năm 2017 việc cấp phép là không đúng quy định về việc gắn tài sản công với việc thực hiện xã hội hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

Để xảy ra sai phạm nêu trên, kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm thuộc về UBND 7 huyện; Trưởng các phòng tài chính – kế hoạch;  GD-ĐT, TN&MT; chủ tịch UBND các xã, thị trấn có liên quan đến các tồn tại, sai phạm.

Cụ thể, Sở Tài chính liên quan trong việc thực hiện chức năng quản nhà nước về quản , sử dụng tài sản công nhưng chưa kịp thời tham mưu xử theo đúng quy định của pháp luật để xảy ra sai phạm về thẩm quyền xử nhà, đất công sản…

Sở TN&MT thực hiện tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi đất đối với 34 cơ sở nhà, đất  trước khi đề xuất phương án xử tài sản công tại huyện Minh Long và huyện Nghĩa Hành. Việc tham gia góp ý thống nhất đề nghị để UBND tỉnh cho chủ trương 2 nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư chưa đúng quy định của luật Quản , sử dụng tài sản công.

Sở Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến việc phối hợp với các cơ quan, địa phương thẩm định dự án đầu tư trình UBND tỉnh cho chủ trương 2 nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư chưa đúng  quy định…

"Trước 30/6 các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Nghĩa Hành, Minh Long, Trà Bồng (mới), Sơn rà soát, đề xuất phương án sắp xếp lại,  xử lí đối với 184 cơ sở nhà đất công sản để Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp phương án xử trình UBND tỉnh phê duyệt", kết luận thanh tra nêu rõ .

Giám đốc Sở Tài chính, Sở TN&MT, Chủ tịch UBND của 6 huyện căn cứ vào quy định của pháp luật, xây dựng kế hoạch tham mưu xử cụ thể từng thời điểm tài sản nhà đất công sản theo phương án sắp xếp lại, xử nhà đất được phê duyệt, trong đó nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì và thời hạn hoàn thành, báo cáo tiến độ 6 tháng/ lần cho UBND tỉnh.

chọn
[Photostory] Ngắm đại lộ đắt nhất Nghệ An
Đại lộ Vinh - Cửa Lò được UBND tỉnh Nghệ An được khởi công năm 2011 với tổng mức đầu tư 4.157 tỷ đồng (lớn nhất Nghệ An). Giai đoạn 1 dự án đã thông tuyến vào năm 2021. Từ tháng 7/2022 đến nay, giai đoạn 2 tiếp tục được triển khai và dự kiến hoàn thành trong 36 tháng.