Hiện nay, các quốc gia trên thế giới gần như đều thống nhất đón Tết Dương lịch hay Tết Tây vào ngày 1/1 hàng năm. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử thì vài trăm năm trước đây, các nước trên thế giới đón tết vào những ngày khác nhau tùy theo mỗi vùng miền và văn hóa. Mãi cho đến 400 năm sau, việc chấp nhận ngày 1/1 là tết dương lịch mới dần dần được phổ biến rộng rãi và mang ý nghĩa đánh dấu một năm mới bắt đầu.
Tết Dương lịch 1/1 có nguồn gốc từ thời cổ đại. Lúc đó, Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 hàng năm là ngày đầu tiên trong năm mới.
Trước đó, La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1/1 làm ngày đầu năm mới vào năm 153 trước công nguyên.
Trước đó, ngày 25/3 (ngày phân xuân) được chọn là ngày đầu tiên của năm mới. Ban đầu, phải mất khá nhiều thời gian để người dân chấp nhận sự thay đổi này bởi họ cho rằng ngày 1/1 không gắn liền với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường.
Nhiều TP bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2019. (Ảnh: TT&VH). |
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới - ngày lễ để các gia đình sum họp.
Tết Dương lịch ở nhiều quốc gia có thể coi là ngày lễ lớn nhất trong năm. Ngày lễ này thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.
Xem thêm: Lịch nghỉ tết Dương lịch
Ở phương Tây, ngày Tết Dương lịch là ngày lễ rất quan trọng. Tương tự Tết Nguyên đán đối với người châu Á, Tết Dương lịch ở phương Tây là dịp để mọi người quây quần tụ họp cùng nhau đón chào năm mới.
Ở Hoa Kì, giới trẻ thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu, tại các công viên, quảng trường cùng nhau đếm ngược thời gian, những khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ trên đồng hồ và cùng nhau đón năm mới.
Đặc biệt, mọi người cùng nhau đến quảng trường Thời Đại (Time Squares) cùng chờ đón khoảnh khắc năm mới, quả cầu pháo hoa nổ tung rơi xuống đánh dấu sự kết thúc năm cũ.
Ở Nga, Tết Dương lịch 1/1 là dịp gia đình tụ họp bên “cây năm mới”. Và những người lớn trong gia đình sẽ trao tặng những món quà ý nghĩa dành cho các con của mình.
Tết Dương lịch mang ý nghĩa may mắn tại nhiều quốc gia. (Ảnh minh hoạ). |
Bất kể ở quốc gia, năm mới cũng là dịp mọi người cầu mong, mong muốn những điều may mắn nhất cho gia đình, bản thân.
Theo phong tục, người Áo thường kiêng ăn tôm hùm và cua biển trong ngày 1/1 vì họ sợ sự xui xẻo, tai ương đeo bám họ trong năm mới.
Tại Ba Lan, các cô gái cầm gậy gõ vào những ngôi nhà mình đi qua để xua đuổi mọi điều xấu xa, rủi ro.
Còn theo quan niệm của người Đan Mạch, việc đổ vỡ (đặc biệt là đổ vỡ bát đĩa trước cửa nhà) vào đầu năm mới sẽ là điềm rất may mắn…
Dịp Tết Dương lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year” (chúc mừng năm mới). Kèm theo lời chúc đó, mọi người thường dành tặng nhau những lời thể hiện tình cảm yêu thương dành cho đối phương.
Ở Pakistan, khi bước ra đường, người dân thường xuyên cầm một chút bột màu đỏ. Sau khi gặp người thân và chúc mừng năm mới, mọi người liền quệt một vệt phấn đỏ trên trán người đối diện để thể hiện tình yêu thương của mình cũng như thay cho lời chúc năm mới ấm áp, hạnh phúc.
Không những thế, việc được nghỉ học, nghỉ làm, quây quần bên cạnh nhau dịp Tết Dương lịch cũng là việc làm vô cùng ý nghĩa, tình cảm đối với những thành viên trong gia đình.
Ở phương tây, ngày Tết Dương lịch thể hiện cho sự mới mẻ với mong muốn những điều mới tốt đẹp sẽ đến.
Ở Anh, vào trước ngày Tết Dương lịch, hầu hết người dân đều mua rượu về và đổ đầy tất cả các chai, hũ trong nhà.
Sở dĩ người Anh làm vậy bởi họ mong muốn năm mới sẽ có nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Họ cho rằng nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Còn năm mới ở Pháp được xem như “lễ hội ánh sáng”. Theo đó, người dân ở đất nước nay tham gia vào các cuộc diễu hành với ánh sáng lung linh của ngọn đuốc và cùng nhau uống rượu mừng năm mới.
Ánh sáng trong lễ hội này mang ý nghĩa tượng trưng cho một năm mới nhiều điều mới tươi sáng, tốt đẹp.
Không chỉ là ngày khởi đầu một năm mới, ngày 1/1 - Tết Dương lịch còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp với nhiều người dân trên khắp thế giới.
Ngày tết dương lịch, ở các nước phương Tây, mọi người thường hay quây quần bên gia đình hoặc tụ tập cùng bạn bè. Con cháu thì chúc tết người lớn, bạn bè thì chúc tết cũng như cảm ơn nhau sau một năm cùng làm việc, cùng giúp đỡ… Mọi người cùng nhau chúc tụng và ăn mừng để cảm ơn những tình cảm cũng như sự giúp đỡ trong một năm vừa qua.
Tết Dương lịch hay Tết Tây không còn là ngày lễ quan trọng của riêng các nước phương Tây, mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngày Tết Dương lịch được xem như dịp để nghỉ ngơi, chúc mừng và chào đón một năm mới lại đến với những mong muốn một năm thật nhiều điều mới tốt đẹp và may mắn.
Ngày đầu nghỉ Tết dương lịch 2019, 27 người tử vong vì tai nạn giao thông Ngày đầu tiên của kì nghỉ Tết dương lịch 2019 đã có 27 người tử vong vì tai nạn giao thông. |
Hà Nội: Người dân co ro bắt xe khách về quê nghỉ Tết Dương lịch trong cái rét kỉ lục Dọc theo các tuyến đường cửa ngõ Thủ Đô, dưới nền nhiệt độ xuống thấp, nhiều người dân co ro bắt xe khách để về ... |
Bỏ túi những địa điểm xem pháo hoa Tết Dương lịch 2019 ở Sài Gòn rõ nét nhất TP HCM tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa là đoạn hầm Thủ Thiêm (phía quận 2) và tại công viên văn hóa Đầm Sen. |