Nhiều địa phương có thể được nới lỏng cách li sau 22/4

Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức.
Nhiều địa phương có thể được 'nới lỏng' sau 22/4 - Ảnh 1.

Có thể nới lỏng cách li xã hội tại một số địa phương sau 22/4 (Ảnh: TTXVN).

Chiều nay (20/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ phòng chống dịch Covid-19.

Theo Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh đã chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng đồng thời phải kiểm soát đúng mức, không chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể quay lại.

Các địa phương tiếp tục thực hiện các chỉ đạo từ ngày 15/4 cho đến khi có chỉ đạo mới, dự kiến sẽ được đưa ra trong cuộc họp ngày 22/4. Tại cuộc họp tới, các nhóm địa phương nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp sẽ được xem xét để điều chỉnh. 

Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia báo cáo về các nhóm nguy cơ tại cuộc họp ngày 22/4 tới. Nếu tình hình an toàn, nhiều địa phương có thể được hạ thấp nguy cơ.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh khả năng lây nhiễm còn cao, cả nước phải tiếp tục kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch là phát hiện, ngăn chặn, cách li, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả. Việc nới lỏng phải được thực hiện từng bước, khôi phục dần các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế.

Việc thực hiện biện pháp cách li xã hội là giải pháp quan trọng nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách. Các biện pháp bắt buộc như đeo khẩu trang, không tụ tập... vẫn phải tiếp tục thực hiện.

Cũng tại buổi họp, Thủ tướng đồng ý sửa đổi nghị quyết về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. 

Tiếp tục giao nhiệm vụ cho Tổ 4 người (gồm Thứ trưởng các Bộ: Y tế, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Quốc phòng) phối hợp quyết định cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón người về Việt Nam, tổ chức tiếp nhận, cách li và tổ chức các chuyến bay.

UBND các tỉnh có trách nhiệm xác định cấp độ nguy cơ của từng huyện, xã, thậm chí thôn, bản, khu vực dân cư địa phương và có hình thức áp dụng các biện pháp phù hợp.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.