Nhiều giáo viên dạy 'để dành' kiến thức và 'gây áp lực' lên học sinh

Theo TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP. HCM), việc giáo viên dạy kiểu để dành, "nhín kiến thức" trên lớp và "gây áp lực" lên học sinh để mở lớp dạy thêm kiếm tiền thật sự đáng lo và đáng ngăn chặn.
nhieu giao vien day de danh kien thuc va gay ap luc len hoc sinh 'Chuyện cấm dạy thêm – học thêm là không phù hợp'
nhieu giao vien day de danh kien thuc va gay ap luc len hoc sinh Không dạy thêm, thầy cô làm gì để sống?
nhieu giao vien day de danh kien thuc va gay ap luc len hoc sinh

PGS.TS Võ Văn Sen: Không thể cấm giảng viên 'chạy sô' dạy thêm

Một chủ đề đang được dư luận bàn tán xôn xao đầu năm học mới là câu chuyện dạy thêm học thêm và cũng là "bài ca" không có hồi kết giữa học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Trước chủ trương quản lý chặt chẽ, minh bạch hoạt động dạy thêm - học thêm, nhiều người bày tỏ quan điểm tán thành nhưng cũng không ít người phản đối và đưa ra những nhận định cá nhân.

Nhiều phụ huynh phản đối chuyện dạy thêm – học thêm

Phụ huynh Thảo Anh (Thanh Hóa) rất bức xúc với thực trạng dạy thêm hiện nay của nhiều giáo viên và cho rằng hình ảnh tiêu cực của việc dạy thêm – học thêm là rất nhiều. Chị nêu quan điểm: "Dạy thêm hoàn toàn tốt vì với kiến thức SGK, học sinh chỉ học trên lớp sẽ rất khó nắm bắt. Đề thi lại không hề dễ, nếu lấy điểm 5 thì được chứ cao hơn thì rất khó. Có chăng chỉ số ít các em chăm chỉ và có tố chất.

Vấn đề ở chỗ thực trạng rất nhiều giáo viên o ép học sinh đi học thêm, nói là trên tinh thần tự nguyện nhưng thực tế là ép. Nếu không đi học thêm nhà thầy cô thì không được điểm cao bài kiểm tra. Với môn tự nhiên thì ở lớp học thêm, giáo viên đã cho trước dạng bài, học sinh chỉ cần thay số, thậm chí bê nguyên vào bài kiểm tra.

Với môn xã hội như Ngữ văn, dù bài văn hay tới đâu nhưng giáo viên biết không đi học thêm với họ thì bài vẫn điểm thấp. Rồi nếu học sinh không đi học thêm nhà giáo viên, họ sẽ hành học sinh đủ kiểu như cho học sinh lên bảng làm bài khó, không làm được thì mắng nọ kia, làm học sinh xấu hổ tự ti.

Có lẽ những giáo viên chân chính sẽ nói rằng chuyện như vậy chỉ là số ít, con sâu trong nồi canh. Nhưng xin thưa, thực trạng bây giờ giáo viên như vậy không hề ít, thậm chí quá nhiều là khác. Chỉ giáo viên giỏi, có tâm và có tầm thực sự mới là ít.

Thiết nghĩ học thêm là cần thiết nhưng hãy bằng cách nào đó cho các em được chọn lớp học thêm mà các em thấy mình đi học không bị phí thời gian, phí tiền bạc của gia đình".

nhieu giao vien day de danh kien thuc va gay ap luc len hoc sinh
Nhiều phụ huynh học sinh phản đối việc dạy thêm

Còn chị Nguyễn Mai – một phụ huynh học sinh tại Hà Nội cũng thẳng thắn chia sẻ nhận định về việc không ủng hộ chuyện dạy thêm: "Quan điểm của tôi là phản đối chuyện dạy thêm. Vì nếu chỉ là dạy lại những thứ mà nhà trường đang dạy thì chứng tỏ trường học đang không làm đúng vai trò. Ví dụ như lớp đông mà giáo viên không truyền thụ được hết cho học sinh hoặc do giáo viên "giấu bài" để dành cho lớp học thêm.

Dạy thêm triệt tiêu khả năng tự học của học trò, mà khả năng tự học là rất quan trọng đối với mỗi người, vì sau khi ra khỏi trường học, mỗi người vẫn cần tiếp tục tự học cho đến hết cuộc đời.

Dạy thêm là nguyên nhân gây ra cái nhìn tiêu cực của phụ huynh, của xã hội đối với nghề nhà giáo. Ở nước phát triển, nếu học sinh không theo kịp bài học ở trường thì nhà trường và giáo viên có chính sách riêng hỗ trợ em đó, chứ không phải mở lớp dạy thêm thu tiền để em đó đến học.

Những học sinh giỏi môn nào đó có thể theo học những lớp đặc biệt để phát huy năng khiếu chứ không cần phải vào các lò luyện thi chuyên và luyện thi đại học như ở Việt Nam.

Đáng lo nhất là giáo viên dạy "nhín kiến thức" và "gây áp lực" lên học sinh

Trước câu chuyện dạy thêm học thêm đang nhận được sự quan tâm của dư luận, TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP. HCM) đã đưa ra nhiều dạng dạy thêm, đồng thời có những nhận định về cách giải quyết vấn đề.

nhieu giao vien day de danh kien thuc va gay ap luc len hoc sinh
Theo TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TP. HCM), việc giáo viên dạy "nhín kiến thức" trên lớp và "gây áp lực" lên học sinh để mở lớp dạy thêm kiếm tiền thật sự đáng lo và đáng ngăn chặn.

Thầy Hiếu cho rằng: "Có rất nhiều dạng dạy thêm. Một là, dạy thêm theo kiểu ôn tập để đáp ứng nhu cầu lấy lại căn bản của học sinh yếu, để bổ sung thêm khi học sinh không tiếp thu kịp chương trình quá nặng trên lớp. Hai là, dạy để đáp ứng nhu cầu luyện thi các môn dự định sẽ dùng để xét tuyển đại học trong tương lai của học sinh.

Ba là, giáo viên kém năng lực, dạy chưa giỏi, dạy khó hiểu, các em phải tự bảo vệ mình bằng cách "tự thân vận động" để đi "tầm sư học đạo" ở thầy cô khác. Bốn là, tại nhiều trường, nhất là ở tiểu học, "dạy thêm" thật ra là hình thức "giữ trẻ" khi cha mẹ bận bịu mà không biết gửi con vào đâu.

Năm là, cha mẹ cho con học theo phong trào, học sinh đi học giống bạn bè để có cảm giác an tâm. Sáu là, giáo viên dạy "nhín kiến thức" trên lớp và "gây áp lực" lên học sinh để mở lớp dạy thêm kiếm tiền. Nếu không, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, bị giáo viên phân biệt đối xử. Loại này mới thật sự đáng lo và đáng ngăn chặn.

Do đó, dạy thêm có cái tốt và có cái xấu, vì thế không thể có một quy định cho tất cả các loại hình mà mỗi loại hình cần có những quy định riêng. Vì vậy, nhà làm luật cần thiết kế những điều khoản để hạn chế dạy thêm tiêu cực, song song đó cũng cởi trói cho những giáo viên chân chính, dạy giỏi, đang giúp được hàng nghìn học sinh tiến bộ mỗi ngày.

Đây là bài toán mà nhà làm luật phải giải, đó là chức năng của nhà làm luật, của nhà quản lý. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, tuy nhiên, bài toán khó nhất cần giải chính là giảm tải chương trình và cơ chế chống việc "giáo viên nhín kiến thức – ép học sinh đi học".

Chúng ta nên nghiên cứu các cơ chế phòng ngừa tiêu cực như: Cấm dạy thêm học sinh lớp mình phụ trách – trừ việc dạy phụ đạo miễn phí hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi miễn phí. Nếu không, cần cơ chế cho phép học sinh phản ảnh khách quan nếu phát hiện thấy giáo viên lớp mình có dấu hiệu "gây áp lực", "nhín kiến thức" thông qua đường dây nóng, hộp thư phản ảnh... mà người tiếp nhận phải là thanh tra giáo dục, ban cha mẹ học sinh hoặc những người nằm ngoài "đường dây" dạy thêm học thêm nếu có.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.