Nhiều nữ sinh THCS ngại học bơi vì 'phải mặc áo tắm' trước mặt bạn bè

Theo lãnh đạo quận Tây Hồ, một trong những khó khăn khiến không ít nữ sinh THCS ở đây ngại học bơi vì bạn bè nhìn thấy các em 'phải mặc áo tắm' ở bể bơi.
nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be Bố cháu bé bị thương do ô tô va trong trường ở Hà Nội: 'Cô giáo lùi xe khiến học sinh tử vong là thảm họa'?
nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be 15 tiêu chí chọn lớp đầu cấp cho con phụ huynh nên biết
nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be Những thay đổi quan trọng về tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 các thí sinh cần nhớ
nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be Tại sao trường 'ma' GWIS có thể 'qua mắt' cơ quan quản lý để liên kết với hàng loạt trường Việt Nam?

Sáng 24/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác phổ cập bơi năm 2018 và công tác đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong trường học. Theo ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng Phòng Công tác chính trị, Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian qua xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm. Từ đó, đòi hỏi phải rà soát lại việc dạy và học bơi cho học sinh được trang bị các kĩ năng cần thiết để phòng tránh tai nạn đuối nước.

Học sinh phải được dạy biết bơi mới thôi

nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be
Ông Phạm Gia Hữu - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Thanh xuân. Ảnh: Đình Tuệ.

Là một đơn vị được cho là có nhiều kinh nghiệm trong dạy và học bơi cho học sinh, ông Phạm Gia Hữu - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Thanh xuân chia sẻ, mỗi năm quận tổ chức hai đợt dạy bơi, tới nay sau 6 đợt đã có trên 10.000 học sinh được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình dạy bơi.

"Về cơ sở vật chất, duy nhất có một bể bơi của Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao của quận nhưng lại nằm vị trí khá xa so với các trường. Quận đã khảo sát bể bơi ở các khu dân cư thì khó khăn vì họ cần khai thác kinh doanh.

Nếu thuê xe thì rất tốn kém và ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Trong thời gian 3 tháng phải làm ngay, quận đã tìm phương án bể bơi thông minh và có đơn vị triển khai ở mỗi trường một bể, tận dụng khuôn viên nhà trường, hết thời gian thì thu lại.

Đơn vị cung cấp này đã cung cấp cả toàn bộ nhân viên y tế, thầy dạy, người giám sát. Ngoài ra, nhà trường cũng cắt cử giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm theo dõi hàng giờ để đảm bảo an toàn. Chi phí là 1,2 triệu đồng/em/20 buổi. Học sinh nào chưa biết bơi, đơn vị cung cấp cam kết dạy các em đến khi biết bơi mới ngừng", ông Hữu nói.

Đại diện Phòng Giáo dục Thanh Xuân cũng cho hay, lúc đầu triển khai rất khó khăn, phụ huynh phản đối quyết liệt nhưng sau mới thấy thiết thực và thích thú. Các giáo viên cũng sợ vì sợ mất an toàn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện.

Học sinh muốn học bơi phải có giấy chứng nhận sức khỏe, phải có đơn cam kết. Đây là mô hình rất nhân văn, khâu cấp chứng chỉ được thực hiện nghiêm ngặt. Năm 2018, quận tiếp tục tổ chức và phấn đấu tất cả học sinh đều có chứng chỉ. Hiện tại, chỉ có Trường THCS Thanh Xuân đã có bể bơi.

Nhiều nữ sinh THCS 'ngại' học bơi

Còn theo ông Đặng Xuân Tài - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, địa bàn được đánh giá có nhiều cho biết, quận này đã học tập kinh nghiệm của một số đơn vị khác để triển khai chương trình bể bơi trường học. Hiện tại, toàn quận có 11 bể bơi ở trường tiểu học và 3 bể bơi ở trường THCS là bể bơi thông minh.

nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be
Ông Đặng Xuân Tài - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ. Ảnh: Đình Tuệ.

Ông Tài chia sẻ, nếu thu phí khoảng 50.000 đồng/em thì mỗi khóa học bơi chỉ thu hút được 300 - 500 học sinh tham gia. Năm đầu tiên sẽ đào tạo học sinh lớp 2, 3 và 4. Năm tiếp theo quay lại đào tạo học sinh khối 2 (vì các em khối 5 sắp tốt nghiệp, khối 1 chưa đủ kĩ năng để học). Như vậy, sau 2 năm sẽ phổ cập được các đối tượng tiểu học đều biết bơi.

"Khi triển khai, quận không chọn khối THCS vì qua khảo sát, khối này tỉ lệ biết bơi rất cao, doanh nghiệp đầu tư vào sẽ lỗ vì ít em tham gia. Đặc biệt, có nhiều em học sinh rất ngại khi các bạn cùng lớp thấy mình mặc quần áo tắm nên không muốn học bơi ở trường", vị Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho hay.

Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: "Đáng tiếc khi học sinh cấp THCS ở quận Tây Hồ không được học bơi. Nên chăng cần tách riêng ra nam học riêng một buổi, nữ học một buổi riêng và có giáo viên dạy tương ứng để đảm bảo, tất cả các em đều có điều kiện được học bơi".

nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be
Toàn cảnh hội nghị sáng 24/4 tại Sở GD&ĐT Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Bên cạnh đó, đại diện đến từ Phòng GD&ĐT Cầu Giấy cho hay, toàn quận có 5 bể bơi được xây dựng ở một số trường trên địa bàn. Phòng sẽ thống kê số học sinh không biết bơi trên địa bàn, trình lãnh đạo UBND quận cấp kinh phí để tổ chức lớp phổ cập bơi. Mỗi mùa hè của một năm học sẽ tổ chức 3 đợt, mỗi đợt 12 buổi học và miễn phí hoàn toàn cho lớp phổ cập này, có giáo viên giám sát.

"Có một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học bơi nên không cho con em tham gia. Một số không bố trí được thời gian đưa đón con nên việc cấp kinh phí cho các con bị lãng phí.

Thứ hai là kinh phí để vận hành bể bơi ở Trường Tiểu học Dịch vọng B (dạy học sinh khối 3) và Trường THCS Nghĩa Tân (khối 7). Bể bơi hoạt động trong 1 tháng, tiền điện nước, tiền vận hành khoảng 100 triệu/tháng nên rất khó khăn do nhà trường chưa có kinh phí", đại diện Phòng GD&ĐT Cầu Giấy chia sẻ.

Cần xã hội hóa xây dựng và vận hành bể bơi

nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be
Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo đại diện Phòng GD&ĐT Hà Đông: Quận đã xây dựng đề án bơi từ năm 2016. Trong năm 2017 đã có khoảng 3.000 học sinh tham gia. Nhiều khó khăn khi thực hiện xã hội hóa bơi cho học sinh tiểu học. Quận đã hỗ trợ gần 40% chi phí cho học sinh tham gia khóa học. Chi phí mỗi em tham gia là 800.000đồng/khóa nhưng dạy đến biết bơi thì thôi.

"Tuy nhiên, huấn luyện viên (HLV) bơi phải dạy 3 - 4 ca/ngày. Trong khi tiền lương cho HLV còn thấp, khoảng 360.000 đồng/ngày nhưng mà không thể tăng vì chi phí không có. Đồng thời, phải thuê người vận hành bể, thay nước nóng, trong khi chi tối đa của các trường khoảng 50 triệu/tháng. Có trường chỉ có thể chi được 15 triệu đồng/tháng nhưng không có chi phí nên phải kêu gọi xã hội hóa.

Do đó, Phòng kiến nghị có sự chỉ đạo trên toàn thành phố sao cho có cơ chế để hoạt động được các bể cố định này, bởi nếu xây xong mà không vận hành được thì sẽ hỏng", Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông Phạm Thị Lệ Hằng cho hay.

nhieu nu sinh thcs ngai hoc boi vi phai mac ao tam truoc mat ban be Bố cháu bé bị thương do ô tô va trong trường ở Hà Nội: 'Cô giáo lùi xe khiến học sinh tử vong là thảm họa'?

Bố cháu bé trong vụ ô tô chở cô giáo đi trong sân trường Tiểu học Nam Trung Yên va phải khiến cháu bị gãy ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.