'Nhiều sinh viên đi xin việc, khả năng giao tiếp còn thiếu chuyên nghiệp'

Dù hiện tại nhiều trường đại học đã chú trọng đào tạo kĩ năng mềm nhưng sinh viên vẫn thiếu sự cọ xát để ứng dụng những thứ được học ra thực tế. Vì vậy khi sinh viên đi xin việc, kĩ năng thể hiện trước nhà tuyển dụng còn chưa thuyết phục.

Những kĩ năng mềm sinh viên nhất định phải có trước khi ra trường

Ngày 10/4, Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) tổ chức Ngày hội việc làm khối Kinh tế 2019

Ngày hội việc làm là cơ hội để sinh viên khối ngành Kinh tế như Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế... tại HUTECH và các trường Đại học trên địa bàn TP HCM trực tiếp gặp gỡ nhà tuyển dụng, tiếp cận và ứng tuyển vào những vị trí tuyển dụng phù hợp.

Trao đổi với chúng tôi, Bà Phan Thị Thu Hằng, Phó phòng Nhân sự và Đào tạo - Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chia sẻ về cơ hội việc làm dành cho các sinh viên yêu thích các vị trí công việc tại ngân hàng: "Đa phần các bạn học khối ngành kinh tế sẽ phù hợp với các vị trí tuyển dụng tại ngân hàng. Ngoài ra, những ngành như quản trị du lịch khách sạn, công nghệ thông tin cũng có những vị trí công việc phù hợp tại ngân hàng. Mức lương cho các bạn chưa có kinh nghiệm từ 7,5 triệu/tháng".

Nhiều sinh viên đi xin việc, khả năng giao tiếp còn thiếu chuyên nghiệp - Ảnh 1.

Ngày 10/4, Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) tổ chức Ngày việc làm khối Kinh tế 2019.

Trong quá trình tuyển dụng tại các trường học, bà Hằng nhận định: "Ưu điểm của sinh viên hiện tại đó là xây dựng hình ảnh rất tốt. Các bạn chỉnh chu trong tác phong, thể hiện tốt mong muốn được làm việc tại nơi ứng tuyển, kiến thức và học thuật được đào tạo đầy đủ.

Tuy nhiên, dù hiện tại nhiều trường đại học đã chú trọng đào tạo kĩ năng mềm nhưng vẫn chưa được hoàn thiện hoặc các bạn thiếu sự cọ xát để ứng dụng những thứ được học ra thực tế. Nhiều bạn sinh viên khi đi xin việc, khả năng giao tiếp còn thiếu chuyên nghiệp, kĩ năng thể hiện trước nhà tuyển dụng còn chưa thuyết phục".

>>> Xem thêm: Đại học HUTECH công bố 95,58% sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp

Từ những hạn chế trên, bà Hằng đưa ra những lời khuyên cho sinh viên trước khi ra trường như:

- Sinh viên nên đi làm thêm: Dù những công việc bán thời gian thu nhập thấp, các bạn sinh viên cũng nên bắt đầu kiếm tiền từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Bởi vì, những công việc này sẽ giúp bản thân mình hoàn thiện kĩ khả năng giao tiếp, cách làm việc nhóm, quản lí cuộc sống và thời gian, đề xuất những ý kiến của mình lên cấp trên để được đồng ý…

Từ năm 2 - 3, các bạn sinh viên cần định hướng sẵn xem mình thích công việc gì, cty nào? Từ đó đặt ra mục tiêu, xem mình cần chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng gì để hoàn thiện thay vì chờ đến năm 4 sau khi ra trường rồi mới đến các cty để ứng tuyển.

- Tính khiêm tốn khi đi xin việc: Cho dù trong trường sinh viên giỏi như thế nào đi chăng nữa thì một sinh viên mới ra trường sẽ có rất nhiều thiếu sót khi đi làm việc thực tế. Vậy nên, nếu mình không khiêm tốn và cầu thị để học hỏi, hòa đồng với đồng nghiệp thì khó có bước tiến xa hơn trong công việc.

Nhiều sinh viên đi xin việc, khả năng giao tiếp còn thiếu chuyên nghiệp - Ảnh 2.

Trong khuôn khổ Ngày hội, hơn 500 đầu việc tuyển dụng/thực tập lí tưởng với nhiều vị trí đa dạng.

- Kiên trì hơn: Đa phần các em sinh viên chưa ra trường hoặc mới đi làm thường dễ nản, khi gặp một việc gì đó khó khăn rất dễ than vãn hay từ bỏ. Điều này sẽ khiến sinh viên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

- Bằng "đẹp" chỉ là cơ sở để tuyển dụng: Về bằng cấp, bà Hằng cho biết, đối với nhà tuyển dụng, bằng cấp không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn khi đi ứng tuyển. Doanh nghiệp khi bắt đầu phỏng vấn sẽ xem xét từ học bạ của mình dựa trên các yếu tố như hoạt động ngoại khóa, kết quả học tập...

Kết quả học tập cao chỉ là một điểm cộng khi đánh giá về giỏi học thuật và chuyên cần chăm chỉ chứ không phải toàn bộ. Bạn có tham gia những hoạt động ngoại khóa không, có từng làm ở những vị trí công việc phục vụ cho công việc sau này không, khả năng ngoại ngữ như thế nào, giao tiếp, ứng biến trong tình huống, khả năng tiếp thu học hỏi… sẽ đóng góp phần điểm còn lại

Nhiều sinh viên đi xin việc, khả năng giao tiếp còn thiếu chuyên nghiệp - Ảnh 3.

Bên cạnh hoạt động ứng tuyển, phỏng vấn trực tiếp tại 15 gian hàng của các doanh nghiệp tham gia, sinh viên còn có thể giao lưu với đại diện nhà tuyển dụng, tìm hiểu yêu cầu cụ thể của từng công việc trong khối ngành Kinh tế.

Điểm chuẩn nhóm ngành Kinh tế dao động từ 16 - 21 điểm

Nhóm ngành Kinh tế gồm các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Tài chính ngân hàng...

Đối với ĐH HUTECH hiện học phí khoảng 15 - 16 triệu đồng/học kì; chương trình đào tạo các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Tài chính ngân hàng... có thời lượng 4 năm, gồm 8 học kì chính thức.

Năm 2019, ĐH HUTECH thực hiện tuyển sinh nhóm ngành Kinh tế - Quản trị theo 4 phương thức độc lập: Xét tuyển điểm thi THPT quốc gia 2019, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp ba môn, xét tuyển kết quả kì thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TP HCM và xét tuyển theo kết quả kì thi tuyển sinh riêng của ĐH HUTECH

Điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng đợt 1 các năm 2018 và 2017 của ĐH HUTECH dao động từ 16 - 21 điểm tùy ngành.

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City