'Nhiều trẻ thích tiếng Anh hơn tiếng Việt'

"Chính môn Tiếng Việt và Văn ở trường học là nguyên nhân "giết chết" niềm đam mê đối với tiếng mẹ đẻ", là nội dung được nhắc đến trong chia sẻ của chị Nguyễn Mai về câu chuyện "nhiều trẻ thích tiếng Anh hơn tiếng Việt".
nhieu tre thich tieng anh hon tieng viet Thầy giáo Việt phản đối việc cấm giáo viên bản ngữ gọi tên tiếng Anh
nhieu tre thich tieng anh hon tieng viet TPHCM: Cấm giáo viên bản ngữ đặt tên tiếng Anh cho học sinh
nhieu tre thich tieng anh hon tieng viet Cô giáo tiếng Anh xinh đẹp, tài năng và thành tích cực khủng

Cho trẻ học ngoại ngữ ở thời điểm nào để thích hợp, đó là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh trong một nền giáo dục phát triển.

TS. Nguyễn Tuấn Nam, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Công nghệ Thông tin, ĐH Heidelberg, Đức, hiện là CEO của Blacasa Việt Nam một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới giáo dục cũng có cái nhìn về vấn đề này. Theo TS. Nguyễn Tuấn Nam nên dạy ngoại ngữ cho trẻ từ sớm, vấn đề chỉ là cách dạy như thế nào cho hợp lý.

nhieu tre thich tieng anh hon tieng viet
TS. Nguyễn Tuấn Nam

“Người ta đã từng lo sợ rằng, việc cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm là vô ích và có nguy cơ làm trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, nhưng những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng học ngoại ngữ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ về mặt phát triển trí tuệ và thậm chí còn hỗ trợ cho việc học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Các nghiên cứu từ nhiều trường đại học và tổ chức khác nhau đã chỉ ra những lợi ích rõ ràng về việc cho trẻ học ngoại ngữ, đó là làm tăng tư duy phản biện, kích thích sự sáng tạo, sự cởi mở và sự linh hoạt trong tư duy của trẻ. Một số khảo sát và thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, trẻ mà học ngoại ngữ có điểm số về từ vựng và toán học tốt hơn những trẻ không học ngoại ngữ. Bản thân tôi ủng hộ việc cho trẻ học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng từ sớm”, TS.Nguyễn Tuấn Nam chia sẻ.

Như vậy, có thể thấy việc cho trẻ học ngoại ngữ là tốt theo các nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, ngoài những lợi ích nêu trên thì còn có khả năng học ngoại ngữ và bắt chước giọng của trẻ tốt hơn rất nhiều so với người lớn, nên việc trẻ học được một ngôn ngữ mới dễ hơn người lớn.

Vấn đề lo sợ trẻ bị loạn ngôn ngữ theo TS.Nguyễn Tuấn Nam cũng không nghiêm trọng.

“Tôi đã quan sát rất nhiều những đứa trẻ có cả bố mẹ là người Việt sống tại Đức. Ở nhà, bố mẹ nói bằng tiếng Việt, và mong trẻ biết nói tiếng Việt, còn ở nhà trẻ thì cô giáo và các bạn nói tiếng Đức. Những đứa trẻ này hoàn toàn không bị rối loạn ngôn ngữ, thậm chí chỉ sau vài ba năm, các bé có thể dạy lại cho cha mẹ Việt rất nhiều từ mới tiếng Đức cũng như cách phát âm. Việc trẻ nước ngoài nói được nhiều thứ tiếng là chuyện hết sức bình thường”, TS.Nguyễn Tuấn Nam nói.

Tuy nhiên, TS.Nguyễn Tuấn Nam đặt lại vấn đề, đó là cách thức dạy ngoại ngữ cho trẻ. Ở Đức, việc học ngoại ngữ đối với trẻ đó là một quá trình hoàn toàn tự nhiên và trẻ có thể học bằng giao tiếp hàng ngày hoặc thông qua các kiểu trò chơi, không có chuyện trẻ phải ghi chép hay làm bài tập về nhà ngoại ngữ.

“Tôi ủng hộ việc cho trẻ đi học ngoại ngữ nhưng với những phương pháp rất tự nhiên như: Cho trẻ vui chơi tự nhiên và tạo môi trường giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tôi hoàn toàn không ủng hộ việc ép trẻ học ngoại ngữ nếu trẻ không thực sự thích thú, vì sẽ tạo áp lực cho trẻ rất lớn.

Các phụ huynh cũng nên hiểu rõ vấn đề này để theo dõi và chọn cho trẻ phương pháp học ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất có thể. Và cũng đừng quá lo lắng hay đặt nặng vấn đề kiến thức trẻ học được của việc học ngoại ngữ đó là gì.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc, có sự ấn định con số độ tuổi của trẻ học ngoại ngữ tốt nhất hay không? TS.Nguyễn Tuấn Nam chỉ ra rằng, cũng theo một số ngôn ngữ, trẻ càng nhỏ thì khả năng học ngôn ngữ càng tốt, thậm chí có thể học song song cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Nhưng rất khó có thể đưa ra một con số chính xác khi nào trẻ nên bắt đầu.

Một số nghiên cứu đưa ra độ tuổi là 3. Quan điểm cá nhân của TS.Nguyễn Tuấn Nam cũng nghĩ 3 tuổi là phù hợp, nhưng Tiến sỹ nhấn mạnh, cách dạy phải rất tự nhiên như giao tiếp và vui chơi hàng ngày, tuyệt đối không được ép trẻ.

“Việc tốt nhất các phụ huynh có thể làm đó là đừng tạo áp lực cho trẻ trong việc học ngoại ngữ. Hãy để trẻ học bằng cách chơi. Ngôn ngữ là một cái đến tự nhiên giống như chúng ta học nói. Tuy nhiên vì nhiều cha mẹ không có kiến thức ngoại ngữ nên hãy cẩn thận khi chọn trung tâm cho trẻ học ngoại ngữ. Để đảm bảo nên cho trẻ tới các trung tâm lớn, học với giáo viên đến từ các nước nói thứ tiếng đó (ví dụ tiếng Anh). Trẻ rất cần được nghe giọng chuẩn để bắt chước theo”, TS.Nguyễn Tuấn Nam trao đổi.

nhieu tre thich tieng anh hon tieng viet Cô giáo trẻ xinh như hot girl, rưng rưng chia sẻ về Lễ khai giảng đặc biệt

Bỗng dưng nổi tiếng trên mạng xã hội với hình ảnh xinh đẹp trong Lễ khai giảng năm học mới, cô giáo trẻ Trần Hương ...

nhieu tre thich tieng anh hon tieng viet
Câu chuyện trẻ học tiếng Anh đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội (Ảnh minh họa)

Chị Nguyễn Mai, mộ phụ huynh tại Hà Nội có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếng Anh chia sẻ các vấn đề liên quan tới sách tiếng Anh khiến trẻ thích thú hơn sách Tiếng Việt. Theo chị Nguyễn Mai, chính ưu điểm rõ ràng, hấp dẫn và tính phân loại cao dẫn đến việc trẻ thích học tiếng Anh hơn.

"Sách tiếng Anh trình bày hấp dẫn, có phân loại sách phù hợp với trình độ đọc và lứa tuổi", chị Nguyễn Mai nói về ưu điểm thứ nhất.

Trên bìa sách đều có ghi rõ phục vụ từng lứa tuổi, ví dụ Age 5 - 7, 6 - 8, PreK - K, Lexile bao nhiêu (thang đo phân loại trình độ đọc). Trẻ đọc sách tiếng Anh vừa có nội dung phù hợp với nhận thức, vừa có số lượng từ và chất lượng từ phù hợp với trình độ đọc. Điểm này sách tiếng Việt rất yếu. Ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo liên quan các môn học, khi ra hiệu sách phụ huynh phải tự đọc mà lựa cuốn nào cho con mẫu giáo, cuốn nào cho con lớp 1 - 2, cuốn nào cho con đọc tốt hơn lớp 3, 4, 5, cuốn nào cho các bạn tuổi teen và trưởng thành. Có một danh sách các cuốn được giới thiệu cho thiếu nhi nhưng khi mua về con mình (lớp 2) đọc rất khó.

Như "Dế mèn phiêu lưu ký", nội dung hay và phù hợp trẻ nhỏ nhưng có quá nhiều từ miêu tả con không biết, mà bản thân mình đọc sâu cũng không biết hết nghĩa của từ, đọc lướt thì được. Những tác phẩm hay kinh điển của các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đến cuối năm cấp 2, đầu cấp 3 mình mới đọc, nên lại không thể giới thiệu cho con học cấp 1 thấy cái hay của tiếng Việt.

Theo chị Mai, điếm thứ 2 , về nội dung học thuật, sách tiếng Anh cũng tốt hơn rất nhiều.

Nếu so sách giáo khoa Việt Nam với textbook của các bạn bản xứ thì một trời một vực. Tranh minh hoa màu đẹp, một grade của các bạn học lượng kiến thức tương đương ta mà sách ta tầm hơn 100 trang, thì sách của bạn cỡ 500 - 600 trang, từ những lớp đầu tiểu học.

Nội dung không chi chít chữ mà ngắn gọn, minh họa dễ hiểu, bố cục các phần chia rõ ràng và có liên quan, SGK luôn đi kèm với nhiều sách bổ trợ, ví dụ như môn Science thì có thêm sách Reading & Writing, Math in Science, Activity Lab, Test Preparation đi kèm với bản sách để học online.

Sách tham khảo còn hay hơn. Với các bé nhỏ thì có sách vải, lật và gấp, phát ra âm thanh. Bé lớn thì đủ chủ đề đa dạng gì cũng có. Sách tiếng Việt các môn khoa học, xã hội, sức khỏe cho thiếu nhi phần nhiều là sách dịch, mà số lượng có hạn, chất liệu hạn chế hơn sách gốc.

Chị Mai phân tích: Sách giáo khoa, điển hình như Toán và Tiếng Việt ở tiểu học không hề có đáp án ở cuối sách, hay sách đáp án đi kèm với bộ SGK, thành ra bố mẹ muốn giúp con học thêm ở nhà cũng bó tay. Có những câu hỏi lắt léo, mà bố mẹ làm xong cũng không biết mình đúng hay sai, đành chờ ngày mai cô chữa, vậy thì làm sao con tự học được? Vì những cuốn sách kém thân thiện như thế, mà con thích học kiến thức qua sách tiếng Anh hơn, dần dần từ vựng tiếng Anh học thuật của con nhiều hơn tiếng Việt.

"Quan điểm của mình, tiếng Việt giao tiếp và văn học mình vẫn cố trau dồi cho con, con có giỏi thì mới là điều kiện cần để tiếp thu văn hóa Việt. Nhưng còn học thuật mình chủ trương cho con học trực tiếp bằng tiếng Anh, từ vựng học thuật tiếng Anh nhiều hơn cũng được, không cần dịch sang tiếng Việt cũng được.

Sau này con học đại học, đi làm đều cần tài liệu tham khảo chuyên môn, mà những cái này không thể học bằng sách tiếng Việt, ít và chậm cập nhật, sách dịch luôn đi sau sách gốc nhiều năm, chưa kể sách dịch chất lượng kém phản ánh sai ý đồ tác giả. Đến thế hệ của mình, mà tài liệu chuyên môn còn phải đọc trực tiếp bằng tiếng Anh, thì thế hệ của con càng phải đọc nhiều hơn nữa", chị Mai nói.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.