Nhìn lại 42 năm phát triển của doanh nghiệp đắt giá nhất thế giới Apple

Apple đã chính thức trở thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ đạt giá trị vốn hóa 1.000 tỷ USD đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử 42 năm phát triển của Tập đoàn này.

Trong quý III/2018, phiếu của "Apple đã tăng 2,8% lên mức 207,05 USD/cổ phiếu. Trước đó, Apple đã công bố lợi nhuận của hãng đã tăng 30%, lên mức 11,5 tỷ USD trong quý vừa kết thúc, vượt qua mọi kỳ vọng bất chấp doanh số bán ra sản phẩm iPhone giảm nhẹ so với dự báo.

Về lịch sử phát triển, Apple đã được thành lập vào ngày 1/4/1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne. Tước khi trở thành đồng sáng lập công ty máy tính Apple, Steve Wozniak đã từng là một kỹ sư điện tử. Năm 1975, ông bắt đầu tham dự vào sự kiện Homebrew Computer Club, lần đầu ra mắt sản phẩm máy tính của riêng mình cùng 2 cộng sự.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple
Apple bắt đầu có những sản phẩm đầu tiên từ gara nhà Steve Jobs.

Steve Wozniak cũng là người chịu trách nhiệm phát triển các sản phẩm đầu tiên của hãng, Apple I. Ronald Wayne có tuổi đời cùng tuổi nghề kinh doanh vượt trội hơn hẳn so với 2 chàng thanh niên trẻ tuổi.

Ronald Wayne có bất đồng với các thành viên khác và ra đi khi Apple còn chưa chính thức ra mắt công chúng. Tính ra, ông rời Apple sau 12 ngày làm việc nhưng cũng để lại cho công ty này chiếc logo đầu tiên.

Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple
Logo đầu tiên của nhà Táo.

Còn Steve Jobs, cuộc đời của ông đã được viết thành sách và đủ để xây dựng cả một bộ phim dài 3 giờ đồng hồ. Văn phòng đầu tiên của Apple chính là nhà xe của cha mẹ Jobs.

Trở lại với sản phẩm đầu tiên của công ty là chiếc Apple I, giá của chiếc máy tính có giá là 666.66 USD nhưng bấy giờ, nó chỉ có một bo mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ. Trong hình là một sản phẩm được "chế" lại từ các nhà sưu tầm, họ đã bổ sung cho cổ máy lớp vỏ bên ngoài, bàn phím cũng như màn hình.

Steve Wozniak chính là "cha đẻ" cho mọi mẫu thiết kế của các thế hệ máy tính Apple trước khi rời khỏi công ty.

Khác với hai người còn lại, Steve Jobs không tham gia nhiều vào quá trình thiết kế sản phẩm, ông đi tìm đầu ra cho sản phẩm và tìm kiếm nhà tài trợ cho công ty trong những ngày đầu.

Steve Jobs cố gắng thuyết phục những nhà đầu tư khác trên thị trường rằng thị trường máy tính cá nhân sẽ sớm phát triển và bùng nổ mạnh mẽ.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple
Chiếc Apple 1 - sản phẩm đầu tiên của Apple.

Danh sách hàng chục nhà đầu tư tiềm năng đã được thông qua nhưng cuối cùng, Apple đã nhận 250.000 USD từ Mike Markkula - số tiền này tương đương 1/3 cổ phần công ty lúc bấy giờ và nó biến ông này thành nhân viên thứ ba của Apple.

Năm 1977, nhận thấy hai thành viên cộm cán của Apple là Steve Jobs và Steve Wozniak đều còn rất trẻ và khó có thể đối mặt với những khó khăn ở vị trí CEO nên ông đã đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc.

Được tập trung vào mảng phát triển sản phẩm, Steve Wozniak tạo ra Apple II và đây được coi là sản phẩm bước ngoặt trong lịch sử Apple. Apple II được giới chuyên môn đánh giá cao và mang lại cho Táo khuyết những thành công nhất định về cả danh tiếng lẫn tài chính.

Với Apple II, Apple kiếm bộn tiền và họ nhanh chóng thay đổi văn phòng làm việc và đầu tư dây chuyền sản xuất chiếc máy tính này. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng là giai đoạn khá căng thẳng đối với các cấp dưới vì phải thường xuyên tiếp xúc với Jobs, một người nổi tiếng là khó tính.

Thế nhưng, nếu không có sự khó tính của Steve Jobs, Apple sẽ không thể đi lên. Apple đã viết tiếp lịch sử của mình bằng việc công bố Apple III vào năm 1980. Mặc dù chiếc máy được bán ra nhằm cạnh tranh với những thiết bị đến từ IBM hay Microsoft nhưng nó cũng chỉ được xem là phương án tạm thời.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple
Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Bill Gates và Steve Jobs.

Steve Jobs quyết định làm nên một cuộc "đại cách mạng" cho sản phẩm của Apple, với sự xuất hiện của GUI - giao diện tương tác người dùng, tương tự như những gì đang xuất hiện trên các thế hệ máy tính hiện nay. Kết quả là sự ra đời của chiếc máy tính Lisa vào năm 1983.

Không may mắn là doanh số của Lisa lại... thấp thảm hại, lý do chính đến từ giá bán quá cao vào thời điểm đó trong khi không được tối ưu các phần mềm hỗ trợ.

Steve Jobs khởi xướng dự án lớn thứ 2 với sự ra đời của chiếc máy tính Apple Macintosh, đánh dấu bước ngoặt của Apple khi được công nhận là mẫu máy tính thân thiện nhất với người dùng.

Một năm sau, Apple công bố đoạn phim quảng cáo dài một phút trên TV, góp phần đưa Apple trở thành "cái tên của mọi gia đình". Đoạn phim quảng cáo có tên "1984" được đạo diễn bởi Ridley Scott, tiêu tốn của công ty tới 1,5 triệu USD.

Trong thời kỳ quảng bá cho Macintosh vào năm 1983, John Sculley trở thành vị CEO mới của Apple. Đây là quyết định mang tính bước ngoặt của Apple. Steve Jobs là người đưa ra lời mời John Sculley về Apple nhưng sau đó, mâu thuẫn giữa hai người đã đẩy ông ra đi.

Steve Jobs dồn hết số cổ phần tại Apple và chuyển hướng sang một công ty khác mang tên NeXT.

Về phần Apple, không có Steve Jobs, công ty này bắt đầu lạc lối. Đỉnh điểm là cú flop lớn nhất trong lịch sử của hãng mang tên máy tính bảng Newton MessagePad ra đời năm 1993 - sản phẩm con cưng của John Sculley.

4 năm sau, nhận thấy Apple gặp quá nhiều khó khăn, ban lãnh đạo công ty gọi lại Steve Jobs và đề bạt ông làm CEO lâm thời của Apple sau khi công ty báo lỗ hơn 1,8 tỷ USD.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple
Steve Jobs quay lại giải cứu Apple.

Ngay lập tức, sau khi trở về Steve Jobs giới thiệu một dòng máy Macintosh mới với tên gọi G3, và một trang web cho phép khách hàng đặt hàng trực tiếp từ Apple. Tiếp theo đó là chuỗi những sản phẩm thành công liên tiếp mang tên: iMac, iPod, iTunes Store và đặc biệt là chiếc iPhone vào năm 2007.

Doanh số iPhone tăng dần và Apple nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động trên thế giới. Năm 2011, Apple vượt hãng dầu lửa Exxon Mobil trở thành doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.

Hiện tại, giá cổ phiếu Apple đã tăng hơn 50.000% kể từ khi công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 1980, so với mức tăng khoảng 2.000% của S&P 500 trong cùng khoảng thời gian.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple
Thành công của Apple có dấu ấn rất lớn của Steve Jobs ngày trước và Tim Cook hiện tại.

Năm 2018, Tổng giám đốc điều hành Tim Cook cho biết đây là báo cáo quý III tốt nhất từ trước tới nay và là quý thứ 4 liên tiếp, mức doanh thu của Apple đạt tăng trưởng hai con số.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple Nhờ Apple, chứng khoán Mỹ ngược dòng thế giới

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có những diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua, đáng chú ý là chỉ số Nasdaq ...

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple Giá trị Apple chính thức cán mốc 1.000 tỷ USD

Apple vừa trở thành công ty niêm yết đầu tiên của Mỹ đạt mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD.

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple 5 điều có thể chưa biết về 'Apple Phương Đông'

Xiaomi thường được gọi là "Apple của phương Đông" bởi vì các sản phẩm của hãng giống với sản phẩm của nhà sản xuất iPhone ...

nhin lai 42 nam phat trien cua doanh nghiep dat gia nhat the gioi apple Apple bị phạt 6,7 triệu USD do vi phạm trong bảo hành cho người tiêu dùng

Tòa án Liên bang Australia ngày 19/6 phán quyết Apple phải nộp phạt 9 triệu đô la Australia (AUD, tương đương 6,7 triệu USD), liên ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.