Nhìn lại một năm giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới

Tháng 12 năm ngoái, ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 12 tháng sau, thị trường tài chính thế giới đã được trải nghiệm trò tàu lượn siêu tốc nhớ đời. Theo Reuters, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq lần lượt mất 38%, 35% và 30%.
Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 1.

Nhà đầu tư trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. (Ảnh: Reuters).

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 2.

Virus SARS-CoV-2 không phải là thứ đầu tiên gây kinh hoàng cho các thị trường thế giới trong năm nay. Nhà đầu tư bắt đầu đứng ngồi không yên khi cuộc chiến thị trường dầu leo thang giữa Arab Saudi và Nga khiến giá dầu giảm hơn 5% vào ngày 8/1.

Chỉ vài ngày sau, chứng khoán Trung Quốc bắt đầu lao dốc khi một cụm dịch gồm hơn 50 trường hợp viêm phổi tại Vũ Hán khiến WHO phải phát đi cảnh báo về một chủng virus mới giống SARS. 

Giá dầu tiếp tục giảm do giới đầu tư giờ có thêm lo ngại về nhu cầu từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, các thị trường lớn khác không bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho đến giữa tháng 2 – thời điểm mọi người nhận ra rằng virus đang nhanh chóng lan ra ngoài châu Á.

Trong giai đoạn các nền kinh tế lớn của châu Âu phải đóng cửa từ 20/2 cho đến 24/3, chỉ số chứng khoán thế giới của MSCI mất hơn 1/3 giá trị, tương đương 18.000 tỷ USD.

Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 2.

Theo Reuters, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq lần lượt mất 38%, 35% và 30%. Chỉ số FTSE của London và DAX của Đức sụt 35% và 40%, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 30%. Tổn thất của Trung Quốc được xếp vào hàng "khiêm tốn" khi chứng khoán bốc hơi 16% vốn hóa.

Ông Ben Inker, Trưởng bộ phận phân bổ tài sản của công ty đầu tư GMO nhận xét: "Giờ nhìn lại, tôi cảm thấy mình là một trong những dân làng trong câu chuyện cậu bé chăn cừu nói dối".

"Chúng tôi đã nghe rất nhiều còi báo động về đại dịch nhưng chúng chưa bao giờ thành hiện thực… Chúng tôi đã cho rằng Covid-19 sẽ được kiểm soát. Khi thực tế không diễn ra như vậy chúng tôi mới hiểu vì sao thế giới lại hoảng loạn".

Để so sánh, mức sụt giảm kỷ lục hàng quý của Phố Wall là 40% vào năm 1932 trong cuộc Đại Khủng hoảng. Việc chỉ số S&P và Dow Jones leo lên mức cao kỷ lục vào tháng 2 khiến cho sự sụp đổ lần này có vẻ tàn khốc hơn.

Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 3.

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 5.

Các chính phủ đã cố gắng chống đỡ cho nền kinh tế. Nhưng cũng giống như cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước đó, chỉ có các liều thuốc mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương mới có thể ổn định được thị trường.

Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt lãi suất xuống 0 hồi giữa tháng Ba ban đầu không tạo ra được chút tác động nào, Reuters cho biết. Nhưng một khi Fed thực hiện chương trình khẩn cấp mới để giữ cho các thị trường tiền tệ luôn có đủ USD và những ngân hàng trung ương khác thi hành biện pháp của riêng họ, sự náo loạn đã dịu đi.

Thế giới chưa bao giờ chứng kiến lượng tiền lớn đến vậy được tung ra để khắc phục vấn đề.

Bank of America ước tính kể từ tháng 3, các ngân hàng trung ương đã chi 1,3 tỷ USD trong mỗi giờ đồng hồ để mua tài sản. Trong năm nay có tổng cộng 190 lần lãi suất được cắt giảm trên toàn thế giới, tương đương cứ 5 ngày giao dịch thì có 4 ngày lãi suất đi xuống.

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 6.

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 7.

Đóng cửa phần lớn nền kinh tế thế giới không phải là một công cuộc dễ dàng.

Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tăng trưởng thế giới sẽ đạt -4,4% trong năm 2020. "Đại Phong tỏa là cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929 và đen tối hơn nhiều Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu 2008", IMF viết.

Tỷ lệ thất nghiệp và nợ toàn cầu cũng tăng cao. Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo tình trạng nghèo cùng cực trên toàn cầu sẽ tăng lần đầu tiên sau hơn 20 năm.

Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 5.

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 9.

Thị trường chứng khoán bắt đầu hồi phục trong tháng 4 nhưng các cú sốc vẫn chưa chấm dứt. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu giảm xuống mức -40 USD/thùng do các nhà sản xuất lo ngại năng lực dự trữ có thể cạn kiệt.

Tình hình này không kéo dài lâu. Đến cuối tháng 4, giá dầu quay lại mức gần 20 USD một thùng và hiện đã đạt trên 50 USD, tương đương mức lợi nhuận 220% cho bất kỳ ai đủ can đảm lao đầu vào khi giá dầu trượt thẳng đứng. Tuy nhiên tính trong cả năm, giá dầu vẫn giảm gần 25%.

Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 6.

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 11.

Việc phân tích các cổ phiếu sinh lời tốt nhất và kém nhất cũng giúp minh họa câu chuyện về đại dịch Covid-19.

Cổ phiếu công ty sản xuất găng tay cao su Malaysia Supermax và hãng dược phẩm Hàn Quốc Shin Poong tăng lần lượt khoảng 1.000% và 2.000%.

Sự bùng nổ của xu hướng làm việc tại nhà và trò chuyện video đã giúp vốn hóa Zoom tăng 490%. Cổ phiếu hãng sản xuất vắc xin Moderna tăng hơn 635%, các công ty phục vụ xu hướng ở nhà như Netflix và Amazon tăng lần lượt 64% và 75%. Trào lưu lớn khác của năm - ô tô điện – giúp Tesla tăng 683% và đối thủ Nio nhảy vọt gần 1.000%.

Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 7.

Ở thái cực đối lập, cổ phiếu công ty du lịch tàu biển Carnival bốc hơi 57%. Hàng loạt hãng hàng không, công ty du lịch và nhà bán lẻ cũng bị bầm dập trong đại dịch. Cổ phiếu nhà sản xuất động cơ máy bay Rolls Royce mất gần 50% trong năm.

Chặng đường giông bão của các thị trường chứng khoán thế giới năm 2020 - Ảnh 13.

Tháng 11 là giai đoạn đầy quan trọng. Đầu tiên, thất bại của ông Trump trong cuộc bầu cử làm dấy lên hy vọng căng thẳng thương mại toàn cầu sẽ giảm bớt. Sau đó vài ngày, tin tức về một loại vắc xin đạt hiệu quả phòng Covid-19 hơn 90% mà thế giới mong đợi từ lâu cuối cùng cũng đến.

Sau cú kích kép trên, vốn hóa chỉ số chứng khoán thế giới MSCI tăng thêm 6.700 tỷ USD trong một tháng – tương đương 155 triệu USD mỗi phút

Theo Reuters, đà tăng này vẫn đang tiếp diễn. Toàn năm 2020, chứng khoán đã đi lên 13%, giá trị trái phiếu chính phủ và nợ doanh nghiệp ở Mỹ, Đức đều tăng từ 10 đến 13,5%; giá vàng tăng 25%, trong khi đó nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn FAANG nhảy vọt 100%.

"Cuộc hồi phục của chứng khoán từ mức đáy năm 2020 còn mạnh mẽ hơn cả các năm 1929, 1938, 1974",  các nhà phân tích của Bank of America viết.

Hành trình đảo điên của các thị trường thế giới năm 2020 - Ảnh 8.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.