Nhóm giang hồ cướp 1000 lượng vàng (P3): Chuyện li kì về kẻ cầm đầu

Được cung cấp thông tin về danh tính kẻ cầm đầu băng cướp nhưng khi trinh sát của Cục C45 đến tìm hiểu thì những thông tin về nghi phạm hết sức bất ngờ

Trong thông tin mà anh Quân cung cấp cho lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự thì có nói rất rõ danh tính của những đối tượng tham gia băng cướp. Trong đó, anh Quân miêu tả chi tiết về một người có tên là Lê Anh Kiệt, trú tại quận 4, TP.HCM. Tuy nhiên, khi mà trinh sát hình sự tiếp cận nghi phạm này thì đã có rất nhiều bất ngờ.

Lý lịch của nghi phạm

Với những người dân sống quanh khu chợ Phạm Thế Hiển (phường 4, quận 8, TP HCM) thì không ai là không biết đến Lê Anh Kiệt. Và theo như lời của anh Quân thì tất cả bà con lối xóm đều cho rằng Kiệt là một người hiền lành, lương thiện chứ chẳng ai biết gã là tướng cướp.

Lý lịch của Lê Anh Kiệt cho thấy, gã sinh năm 1964, là con thứ 3 trong gia đình có 6 anh em của vợ chồng ông Lê Văn Anh. Theo những người hàng xóm, gia đình ông Anh chuyển về sinh sống tại khu vực trên từ trước thời kỳ giải phóng.

Từ khi chuyển về đây sinh sống, gia đình Kiệt làm nghề kinh doanh. Mẹ của Kiệt là một người buôn bán cá tại chợ Thái Bình (Q.1, TP. HCM). Lúc còn nhỏ anh em Kiệt vẫn thường thay nhau theo phụ mẹ bán cá tại chợ.

chan dung nhom giang ho cuop 1000 luong vang p3 lo chan tuong ke cam dau
Chân dung Lê Anh Kiệt

Thời buổi khi đó, nhiều băng nhóm giang hồ hoạt động, cộng thêm những bon chen, cạnh tranh vốn có của khu vực chợ búa khiến nhiều đứa trẻ tại đây từ khi lớn lên đã ngấm trong mình dòng máu “chợ búa”. Lê Anh Kiệt cũng không phải là trường hợp loại trừ nên gã sớm vướng vào tội lỗi.

Bận rộn lo toan cho đàn con nên bà Út (mẹ Lê Anh Kiệt) suốt ngày chỉ lúi húi bên sạp cá ngoài chợ, phó mặc chuyện con cái cho người chồng. Về phần ông Anh, những khó khăn từ việc đi lại do chỉ còn một chân nên tính tình trở nên nóng tính, có phần nghiêm khắc, nhất là với 6 đứa con nghịch ngợm, những trận đòn roi xảy ra như cơm bữa.

chan dung nhom giang ho cuop 1000 luong vang p3 lo chan tuong ke cam dau
Khu dân cư Phạm Thế Hiển nơi gia đình Lê Anh Kiệt sinh sống

Người sống cùng thời với ông Anh vẫn nhớ như in cách dạy con kì quái của ông này. Cô Đỗ Kim Lang (từng là giáo viên tiểu học, dạy dỗ anh em Kiệt), một người hiểu rất rõ Kiệt cho biết: “Nhà tôi cách nhà Kiệt hai căn, tôi vẫn nhớ rõ khi ấy cha Kiệt cộc tính lắm và thường xuống tay đánh các con mỗi khi chúng mắc lỗi, không kể lớn nhỏ. Mẹ chúng thì tối mặt ngoài chợ nên không thể quán xuyến việc nhà. Mà hồi đó con nít ở khu này đứa nào cũng nghịch vậy”.

Theo lời cô giáo Lang, những trận đòn roi thương xuyên từ người cha, phần nào cũng là nguyên nhân khiến 6 anh em Kiệt trở nên lì lợm hơn. Nhưng trong ký ức của bà, thời còn là thanh niên, Lê Anh Kiệt vẫn là người khá trầm tính và “trông hiền lành, vui tính” nhất trong 6 anh em.

Đánh mất cuộc đời

Nhờ người mẹ tần tảo, thức khuya dậy sớm, tháo vát trong công việc buôn bán tại chợ, mà kinh tế gia đình Kiệt luôn được đảm bảo. Chính vì thế mà anh em Kiệt ngay từ khi còn nhỏ đã không phải lo cày ải kiếm tiền phụ giúp cha mẹ như nhiều đứa trẻ khác.

Dù được cha mẹ quan tâm dạy dỗ, nhưng trước những cám dỗ của dòng đời, anh em Kiệt ham chơi hơn ham học, bản thân Kiệt chưa hết lớp 6 đã nghỉ học theo đám bạn du côn tại khu chợ và gia nhập vào "thế giới đen" của lũ trẻ. Thừa hưởng từ cha mẹ, Kiệt có vóc dáng khá đô con nên ngày từ nhỏ đám trẻ tại khu chợ đã nể Kiệt đôi phần.

chan dung nhom giang ho cuop 1000 luong vang p3 lo chan tuong ke cam dau
Cô Đỗ Kim Lang kể lại chuyện về Lê Anh Kiệt

Trong những cuộc đấu võ chân tay với đám trẻ khu khác, Kiệt luôn được tôn là đàn anh của đám trẻ quanh nhà. Thời gian thấm thoát qua đi, từ lúc nào không ai hay đám thanh niên ở khu chợ kính nể Lê Anh Kiệt như một người đàn anh của chúng.

Theo những người dân tại khu vực chợ Phạm Thế Hiển. Gắn với thời niên thiếu của Kiệt, khu vực chợ Phạm Thế Hiển là nơi trụ ngụ của nhiều dân anh chị, cùng đám đàn em lau nhau chuyên hành nghề "hai ngón".

Phần đông những đứa trẻ nghịch ngợm phá trời thời điểm đó đều tham gia những nhóm móc túi người đi chợ. Nhưng tiệt nhiên, Kiệt không bao giờ động tay chân vào chiêu trò “hai ngón” đó.

Trong mắt Kiệt, những chiêu trò “hai ngón” lấy tiền của người đi chợ chỉ là trò vặt vãnh. Người ta chỉ nhớ, từ khi còn trẻ tới lúc trở thành một thanh niên cường tráng. Những cuộc đụng độ, tay chân của Kiệt với đám trẻ, đám thanh niên diễn ra thường xuyên như cơm bữa. Nhưng so với nhiều đàn anh đàn chị khác tại khu vực, Kiệt cũng chỉ là giang hồ “vặt”. Chưa từng thấy Kiệt ra oai, phô trương hay hù nạt mọi người như những giang hồ “vặt” khác thường làm.

Nhiều người nhận định, chính từ tính lầm lì nên Kiệt rất manh động. Mỗi khi có những cuộc đụng chạm với đám thanh niên khác, Kiệt đều là người sông pha lên trước và không bao giờ chịu bỏ chạy. Có lẽ, chính những va chạm, ngay từ thời trẻ mà về sau khi Kiệt trở thành thủ lĩnh của băng cướp vàng, cách hành sự của y có phần máu lạnh hơn.

“Ngay từ nhỏ Kiệt đã khá lì lợm, có phần ít nói. Nhưng đặc biệt, rất lễ phép với những người lớn tuổi hơn mình. Ngày biết tin, Kiệt là kẻ cầm đầu băng cướp tiệm vàng gây chấn động xã hội suốt một thời gian dài. Chính tôi cũng không ngờ, tại sao Kiệt lại trở thành như thế” cô Đỗ Kim Lang chia sẻ.

Bài tới: Sát thủ đội lốt ông chủ

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.