Sau phi vụ đầu tiên thành công trót lọt, Lê Anh Kiệt cùng đồng bọn chia nhau chiến lợi phẩm rồi án binh bất động. Đám đàn em thấy “ngon ăn” nên liên tục gọi điện hỏi Kiệt là có tiếp tục gây án nữa hay không nhưng gã tướng cướp chỉ nói đúng một câu: Đợi đến sang năm.
Mỗi năm cướp 1 vụ!
Mỗi năm chỉ gây ra một vụ và khi nhóm cướp này đã ra tay là thành công, đó là một đặc điểm rất khóa giải thích của băng nhóm này. Năm 2002, Kiệt và Tiếm cướp tiệm vàng A Khìn thuộc huyện Tân Biên (Tây Ninh).
Trong vụ này chỉ có đối tượng này thực hiện mà 4 đối tượng kia không được tham gia. Nguyên nhân của việc này là trước đó Tiếm thám thính được việc, Tiệm vàng A Khìn không có nhiều vàng nên dù có cướp được mà cả nhóm 6 người chia nhau sẽ “chẳng đáng là bao nhiêu” nên mới quyết định làm riêng. Cướp xong, Kiệt và Tiếm cướp được 30 lượng, chúng chia nhau mà bốn chiến hữu kia không hề biết chuyện.
Khi đi gây án nhóm Lê Anh Kiệt luôn mang theo loại súng này và sẵn sàng nhả đạn nếu bị truy đuổi |
Đến vụ cướp tiệm vàng Long Thành ở quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Kiệt, Tiếm, Nhãn cùng gây án, vụ này chúng đã phải nổ súng để thoát thân khi bị truy đuổi quyết liệt. “Chiến lợi phẩm” chúng thu được 150 triệu đồng, 10 ngàn USD và 50 lượng vàng. Tuy nhiên, điều may mắn là trong vụ này, chủ tiệm vàng bị thương tích không nặng vì khi bị vút bằng gậy sắt đã kịp né tránh được.
Lần lượt trong suốt những năm sau, đúng theo quy trình, mỗi năm chúng cướp một vụ. Cho đến năm 2011, sau khi đã thực hiện tổng số 8 vụ cướp chúng đã thu được số tài sản lên tới gần 1000 lượng vàng từ các nạn nhân.
Đến thời điểm này, dù đã có trong tay cả đống vàng nhưng Kiệt vẫn không sử dụng đến một cắc lẻ mà vẫn đúc lại rồi mang giấu kỹ. Về những đối tượng kia, chỉ riêng Tiếm, Tưởng là đã có được cơ ngơi đàng hoàng còn Nhãn, Công, Lộc số vàng có được đều bay theo làn khói của ma túy.
Sau này, trong hồ sơ điều tra của Bộ Công an đã làm rõ được tất cả các vụ cướp mà nhóm cướp này đã gây ra. Ngoài những vụ đã kể trên thì nghiêm trọng nhất là vụ diễn ra vào tháng 10/2004, ông Doãn Mỹ và vợ là Nguyễn Thị Cẩm Thanh, chủ tiệm vàng Kim Thanh tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh lại bị nhóm cướp này tấn công.
Tiệm vàng Kim Thanh |
Trong quá trình cướp vì bị chống trả quyết liết, nhóm Kiệt đã bắn ông Mỹ chết, bà Thanh bị trọng thương. Vụ xảy ra vào ngày 31/12/2004, chúng cướp tiệm vàng Kim Quang ở chợ Mới (thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh). Rồi đến vụ diễn ra vào tháng 7/2009 tại tiệm vàng Quốc Thắng ở thị trấn Nhà Bàn (Tịnh Biên, An Giang).
Quá trình khai báo của nhóm đối tượng cho biết, chỉ duy nhất một vụ cướp tại tiệm vàng Long Thành (Đồng Nai) là chúng thất bại. Thực ra, trong vụ này, vì chỉ có 2 đối tượng gây án nên khi người dân truy đuổi chúng đã phải thoát thân khi chưa cướp được túi vàng.
Cũng sau vụ này, Kiệt và Tiếm quyết định loại Công và Lộc ra khỏi băng nhóm của mình vì hai người này đã nghiện quá nặng, không còn đủ sự nhanh nhẹn để gây án nữa. Một thời gian ngắn sau đó thì Công và Lộc cũng chết, nguyên nhân cụ thể sau đó được xác minh là do ma túy. Riêng về 4 đối tượng kia thì vẫn tiếp tục gây án.
Tạo vỏ bọc hoàn hảo
Bằng thủ đoạn của những kẻ phạm tội chuyên nghiệp, dù có trong tay số vàng lớn như vậy nhưng cả 6 đối tượng đều có những cách che giấu rất kín đáo. Tưởng và Tiếm dùng số vàng này để đầu tư làm ăn nhưng lại dè dặt không quá mạnh tay. Kiệt lại có cách sử dụng rất đặc biệt.
Sau khi cướp được số vàng và nhận được phần hơn, gã mang về nhà sau đó nấu lại đúc thành những thỏi vàng lớn rồi mang cất giấu ở một nơi bí mật. Ngày thường những người xung quanh vẫn thấy gã tướng cướp này sống một cuộc sống đơn giản bằng một nghề lương thiện.
Tiếm và Kiệt trong lúc bị áp giải ra Tòa để xét xử |
Chuyện Kiệt đi cướp và có trong tay rất nhiều vàng chẳng ai trong gia đình hay biết. Tất cả mọi chuyện gã đều giữ kín tuyệt đối không cho người thứ hai biết. Sau vụ thứ hai, thi thoảng Kiệt xuống Tây Ninh gặp Tiếm nhưng cũng vội bàn kế hoạch đi cướp lần tiếp theo.
Lúc này, Tiếm cũng đã bắt đầu công việc kinh doanh, tuy chưa lớn nhưng cũng gọi là có công việc. Tưởng cũng vậy, có vàng gã không ăn chơi mà cũng bỏ ra để đầu tư mua máy móc để cho thuê.
Riêng Nhãn, Công, Lộc là ba con nghiện nặng lên đã mài dần số vàng ra để hút chích. Tuy nhiên, tuân thủ đúng lời dặn của Kiệt, những đối tượng này đã nấu lại vàng rồi chia nhỏ sau đó mang đến những tỉnh lẻ cách xa Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ.
Chính vì yếu tố này mà sau đó dù Cơ quan điều tra có vào cuộc truy tìm số tang vật bị mất nhưng cũng không thể tìm ra được dấu vết nào quan trọng từ đó dẫn lối đến việc công tác điều tra bị rơi vào tình trạng bế tắc.
Có lần Kiệt và Tiếm nói chuyện với nhau, mỗi năm chỉ nên cướp một lần ở những tỉnh thành khác nhau. Phải luân chuyển liên tục địa điểm gây án và thời gian ngắt quãng như vậy thì mới có tránh bị công an sờ gáy. Hai đối tượng được coi là cầm đầu ra quyết định như vậy nên cả nhóm phải nghe theo. Cho đến tận năm 2002, sau một thời gian lặn kỹ, nhóm cướp này mới lại tụ họp lại để tiếp tục đi gây án.
Bài tới: Điềm báo xấu trước phi vụ cuối cùng