Có được số vàng rất lớn sau 8 phi vụ thành công, Lê Anh Kiệt và đồng bọn tản ra nhiều nơi. Mỗi người có một cách tiêu tiều khác nhau, riêng Kiệt thì bóc số vàng lại rồi chôn ở phía sau nhà.
Thủ đoạn tinh vi
Đóng vai trò là kẻ cầm đầu nên mọi phi vụ đều do Lê Anh Kiệt quyết sách, tuy nhiên, sau này, khi toàn bộ băng cướp đã bị bắt giữ, quá trình điều tra, bọn chúng đã khai ra, có những phi vụ mà chúng tự rủ nhau đi làm, Kiệt không hề hay biết.
Sau mỗi phi vụ thành công, Kiệt cùng đồng bọn đều chia chác rất sòng phẳng, tuỳ theo sự đóng góp công sức mà sẽ phân định phần hơn, phần kém. Tất cả số vàng cướp được, các đối tượng đều nấu lại để xoá dấu vết sau đó chúng mang đi những nơi thật xa để tiêu thụ.
Tưởng, Tiếm ở Tây Ninh thì nhờ số tiền bán vàng đã mua được máy xúc, mở cửa hàng và khoác lên mình lốt doanh nhân thành đạt. Nhãn thì cũng có công việc riêng nhưng cũng không “phất” như Tưởng và Tiếm.
Huỳnh Văn Tiếm và Lê Anh Kiệt khi bị bắt |
Riêng Kiệt, suốt từ khi ra tù, sau hơn 10 năm, có trong tay vài trăm cây vàng nhưng gã vẫn trong vỏ bọc của một người đàn ông sáng sớm hàng ngày cùng vợ ra chợ đi bán rau. Cuộc sống của gia đình Kiệt vẫn gói gọn trong căn nhà lụp xụp nằm sâu trong hẻm mặc dù gã hoàn toàn có thể mua được nhà mặt phố to đàng hoàng.
Giống như đồng bọn, Kiệt nấu tất cả số vàng cướp được đúc thành cục rồi bóc kín bằng nhiều lớp ni-lông sau đó mang ra phía gian bếp sau nhà chôn sâu xuống đất. Ngay cả những người thân trong gia đình Kiệt cũng không biết gã có nhiều vàng như vậy vì tất cả những lần đi cướp rồi chôn vàng đều rất bí mật.
Để che giấu thân phận của mình, Kiệt lệnh cho đồng bọn không được gặp nhau, cũng không được gọi điện thoại cho nhau. Chỉ khi có việc cần thì lên tận nhà tìm. Có lẽ vì thủ đoạn này mà mỗi năm, Kiệt và đồng bọn chỉ gặp nhau trước khi gây án khoảng 1 tuần rồi khi đã xong thì đường ai nấy đi.
Đến năm 2011, lúc này, tài sản của những kẻ tham gia băng cướp đều đã rất nhiều nhưng riêng bản thân Tiếm thì vẫn muốn làm “cú vét”. Chính vì lý do này mà Tiếm chủ động tìm Kiệt để bàn kế hoạch. Tuy nhiên, nhân vật chủ trốt cho băng nhóm lúc này lại có vẻ không hào hứng.
Điềm báo xấu
Tìm gặp Kiệt, Tiếm nói rằng muốn thực hiện một phi vụ cuối cùng trước khi dừng lại hẳn. Nghe vậy, Kiệt bảo rằng, mấy anh em giờ đều đã có cuộc sống ổn định, tiền cũng có rồi nên dừng lại. Kiệt không muốn gây án vì đã cảm thấy sợ.
Nghe vậy, Tiếm liền nói, dù vậy nhưng để chuẩn bị cho cuộc sống về già thì phải làm thêm vụ nữa. Tiếm khẳng định sau vụ này sẽ về quê,và sẽ mai danh ẩn tích luôn. Mặc dù vậy, Kiệt vẫn không đồng ý rồi nói với Tiếm về việc gần đây liên tục có những điềm báo xấu.
Huỳnh Văn Tiếm lúc hầu toà |
Khi Tiếm hỏi điềm báo gì thì Kiệt kể, thời gian gần đây liên tục ác mộng, trong đó có lần thấy bị công an bắt. Dự cảm điều không lành nhưng vì tham lam muốn kiếm vụ cuối để có tiền “dỗi già” dù trong tay đã có đến vài trăm cây vàng nên Kiệt vẫn quyết định làm.
Tuy nhiên, cả nhóm cướp này này không ngờ rằng, lúc này Bộ Công an đã vào cuộc điều tra. Khi Kiệt và Tiếm nói ra kế hoạch này, Tưởng tỏ thái độ không hào hứng và nói rằng “tôi không tham gia nữa. Sợ rồi. Mấy ông thích thì cứ làm”. Nghe vậy Kiệt đã không thích nên giọng hậm hực, Tưởng nể nên lại đồng ý. Tuy nhiên, đến cuối cùng Tưởng cũng bị loại ra khỏi “đội hình” sau vụ tiêu hết tiền mua súng.
Quyết định thực hiện phi vụ cuối cùng, Kiệt đưa cho Tưởng 50 triệu để sang Camphuchia mua súng. Ai ngờ, Tưởng sang đó lao vào sòng bài đánh bạc hết nhãn túi, súng thì chưa mua được. Biết chuyện, Kiệt lại phải xuất tiền một lần nữa để mua hung khí. Mục tiêu lần này là một tiệm vàng ở Sài Gòn.
Đúng vào lúc mà nhóm Kiệt, Tiếm cùng đồng bọn gặp nhau để chuẩn bị gây án thì khi đó toàn bộ di biến động của chúng đều đã nằm trong tay các trinh sát điều tra. Chính vì vậy, khi Kiệt cùng đồng bọn hẹn nhau ở quán cà phê để chuẩn bị đi gây án thì đã bị bắt gọn. Băng cướp 1000 lượng cũng đã bị tiêu diệt trước khi chúng tiếp tục gây tội.
Bài cuối: Ngày đền tội của băng cướp máu lạnh