Nhu cầu mua thuốc cổ truyền Trung Quốc ở thành phố Melbourne tăng mạnh từ khi dịch COVID-19 bùng phát trong thành phố, theo báo The Sydney Morning Herald.
Nhiều người Australia gốc Hoa đang mua lượng lớn thuốc Đông y Trung Quốc khiến nhiều tiệm Đông y hết thuốc và phải qui định về hạn mức mà mỗi người có thể mua.
Người gốc Hoa ở Australia đổ xô đi mua thảo dược sau khi chính phủ Trung Quốc khẳng định thuốc Đông y đóng vai trò quan trọng đối với nỗ lực ngăn sự lây lan của COVID-19, căn bệnh đã tấn công hơn 81.000 người Trung Quốc.
Trong bối cảnh các nhà khoa học phương Tây đang nỗ lực điều chế vắc-xin ngừa COVID-19, các bệnh viện ở Trung Quốc tập trung vào thảo dược để cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe của bệnh nhân để chống virus.
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc thông báo rằng, tính tới cuối tháng 2, hơn 85% bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc đã điều trị bằng thảo dược cùng các thuốc Tây chống virus.
"Thảo dược tỏ ra rất hữu ích ở Trung Quốc", bác sĩ Lin Tzi Chiang, chủ một tiệm thuốc cổ truyền Trung Hoa mang tên NatureWise và là chủ tịch của Hiệp hội Thuốc cổ truyền Trung Hoa ở Australia.
Ở NatureWise, số lượt mua những bài thuốc trị những triệu chứng giống cảm cúm và tăng cương hệ miễn dịch đã tăng gầng gấp đôi trong hai tuần qua.
Một số loại thảo dược – như hoa kim ngân và rễ sài hồ - đã cạn kiệt, và ông Lin phải giới hạn số lượng thuốc tối đa là 3 thang mỗi người.
Nhiều tiệm thuốc cổ truyền Trung Quốc khác cũng xác nhận tình trạng thiếu thảo dược.
"Nhiều người Australia gốc Hoa đã thấy thành công của chính phủ Trung Quốc trong việc dùng thảo dược và châm cứu để khống chế sự lây lan của COVID-19. Lời khẳng định của chính phủ Trung Quốc đã làm tăng nhu cầu mua thảo dược của người gốc Hoa từ Melbourne tới New York, những nơi mà giới truyền thông cũng đưa tin về tình trạng thiếu thảo dược", bác sĩ Lin bình luận.
Những thuốc Tây chống virus có tác dụng làm giảm những triệu chứng như sốt cho bệnh nhân COVID-19, song các thầy thuốc Đông y ở Trung Quốc dùng thảo dược để tăng sức khỏe tổng thể và khả năng miễn dịch.
Năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công nhận Y học cổ truyền Trung Quốc, nền y thuật có lịch sử hơn 3.500 năm. Nhiều tổ chức y khoa phản đối quyết định của WHO. Họ nói rằng không bằng chứng nào cho thấy hiệu quả của thuốc cổ truyền Trung Quốc.
Bác sĩ Mukesh Haikerwal, cựu chủ tịch chi nhánh bang Victoria của Hiệp hội Y khoa Australia, nói rằng mặc dù không bằng chứng nào cho thấy thảo dược điều trị hiệu quả COVID-19, song chúng ta cũng không nên loại trừ giả thuyết đó.
"Tôi từng nghi ngờ tác dụng của thảo dược. Song, từ khi làm việc với Hiệp hội Y khoa Thế giới và tới nhiều bệnh viên ở Trung Quốc, tôi nhận ra rằng tôi không thể phủ nhận hiệu quả của thảo dược", ông phát biểu.
"China has had more cases [of COVID-19] than other countries. If they've got literature that shows this is effective, and that literature can be replicated, then there may be something in it."
Vì Trung Quốc có nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất thế giới, nên theo Mukesh Haikerwal, nếu họ có bằng chứng để chứng minh thảo dược có tác dụng với bệnh nhân COVID-19, và nếu bằng chứng ấy đáng tin cậy, thì chắc chắn mọi người nên tin vào khả năng của thảo dược.
Người phát ngôn của Cơ quan y tế bang Victoria nói rằng giới chức không có hướng dẫn sử dụng thảo dược Trung Quốc để trị COVID-19, đồng thời nhắc lại giới y khoa vẫn chưa có bất kì liệu pháp cụ thể nào để điều trị bệnh.
"Chẩn đoán sớm và chăm sóc sức khỏe tổng thế là yếu tố quan trọng để ngừa COVID-19", người phát ngôn nhấn mạnh.
Ông Yu Yanhong, người đứng đầu Cục Y học Cổ truyền Quốc gia Trung Quốc, khẳng định thảo dược giúp tăng khả năng chống bệnh và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
"Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp của Trung Quốc trong điều trị COVID-19, và để nhiều nước khác biết tới y học cổ truyền Trung Quốc", bác sĩ Yu nói trong một cuộc họp báo vào tuần trước.
Tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 phục hồi nhờ điều trị trong các bệnh viện Đông y ở Trung Quốc cao gấp 1/3 so với bệnh nhân chỉ dùng thuốc Tây, theo ông Yu.
Chủ tịch Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc kể rằng nhiều viện nghiên cứu ở Italy, Hàn Quốc và Nhật Bản đã liên hệ với trường trong vài tuần qua để hỏi thông tin về cách sử dụng thuốc cổ truyền để chống dịch bệnh.