Trong cuộc đời mỗi người cũng từng có thời cắp sách tới trường. Có những học sinh ngoan luôn chăm chỉ học hành, nhưng cũng có những người từng trải qua một thời quậy phá. Tất cả kí ức đó đều là những kỉ niệm đẹp mà bất cứ ai đã trải qua đều mong được quay lại.
Ngày 20/11 là ngày để học trò bày tỏ những nỗi niềm biết ơn, yêu mến dành cho thầy cô – những người lái đò cần mẫn đưa thế hệ học trò sang bên kia sông mà không một lời than vãn. Vào những dịp như vậy, đi đến đâu đâu cũng có thể nghe những ca khúc về ngày nhà giáo Việt Nam. Những giai điệu sâu lắng, ý nghĩa như những món quà thay lời tri ân tới các thầy cô trong ngày 20/11.
Nhớ cô thật nhiều
Bài hát Nhớ cô thật nhiều do Nguyễn Võ Lan Trinh thể hiện hết sức ý nghĩa với nhịp điệu vui nhộn, dễ nghe, dễ thuộc. Kể về một cô học trò quay trở lại thăm trường cũ và sự hồi tưởng về những kí ức xưa kia. Nội dung khiến bất cứ ai khi đã rời xa khỏi ghế nhà trường đều muốn ngay lập tức được trở về với thầy cô, bạn bè, được quay trở lại với phấn trắng, bụi đen và những kỉ niệm chỉ được trải qua duy nhất một lần.
“Nhìn những chân non tung tăng
Ghé bước chân con con lon ton đến lớp
Cặp sách lấp xấp hấp tấp
Bước mau qua bên kia cổng trường
Lòng thấy bồi hồi
Lòng nhớ ngậm ngùi
Ngày này năm đó
Gắn áo phù hiệu học trò ở đây”
Không quá hoàn mĩ, cầu kì, nhưng lời bài hát ẩn chứa những tâm sự thật lòng, là lời gửi tặng tới các thầy cô giáo nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bụi phấn
Ca khúc Bụi phấn được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Lê Văn Lộc. Bụi phấn có lời ca nhẹ nhàng, dễ nhớ, da diết, đi sâu vào lòng của mỗi thế hệ học trò đi trước. Khi còn là học sinh, luôn cảm thấy thầy cô nghiêm khắc, khi bị mắng thì buồn, khi bị phạt thì sợ. Để rồi lớn lên, mong muốn được quay trở lại cảm giác đó một lần nữa thì chợt nhận ra đã quá muộn.
Mỗi khi bài hát vang lên, người nghe như sống trong khoảnh khắc của những ký ức xưa cũ, sống trong thời kì còn “ẩm ương” khi ngồi trên ghế nhà trường. Đây chính là lí do khiến Bụi phấn trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong ngày 20/11:
“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy”
Người thầy
Tiếp tục là một ca khúc được lan tỏa rộng rãi trong ngày 20/11 của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy. Dù đi đến bất kì mái trường nào cũng có thể bắt gặp những bạn học sinh cuối cấp hát vang bài hát “Người thầy” trong sự chứa chan, xúc động. Tác giả khắc họa hình ảnh người thầy tận tụy với bao thế hệ học trò, với những đứa trẻ “nhất quỷ nhì ma”. Thầy cô như cha mẹ thứ hai chèo chống con thuyền đưa từng lớp thế hệ học trò đến với tương lai, hi vọng.
“Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ.
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Tóc xanh bây giờ đã phai.
Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,
Dõi theo bước em trong cuộc đời.
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi”
Có thể nói Người thầy là một bài hát gắn liền với tuổi thơ của hàng ngàn học sinh.
Ký ức sân trường
Ca khúc do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác. Lời bài hát nhẹ nhàng như những dòng hồi tưởng của tác giả khi nghĩ về mái trường, thầy cô và bạn bè. Công lao dạy dỗ của thầy cô là điều mà bất cứ học trò nào cũng không thể kể và trả hết được. Bài hát là một chuyến du hành ngược thời gian, người nghe như được trở về những năm tháng đẹp đẽ nhất thuở học trò - nơi gắn biết bao kỷ niệm cùng thầy cô và bạn bè, của những kỉ nệm một thời không bao giờ phai nhạt.
"Đã biết bao năm không quay, về mái trường
Mà sao vẫn thấy luôn quen thuộc
Những bước chân đi ngang qua, từng góc sân
Vẫn còn đầy ký ức xưa.
Nghĩ tới bao nhiêu bạn bè rời mái trường
Mỗi người đang hướng theo một mơ ước”
Kỷ niệm mái trường
Kỷ niệm mái trường từng giành giải nhất trong cuộc thi Tuổi đời mênh mông vào năm 2001. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Minh Phương.
“Nào bạn ơi đến đây cùng nắm tay
Cho nỗi buồn xa cách ngắn lại
Cùng bên nhau tình bạn mãi tươi sáng
Sẽ mãi mãi không bao giờ phai.
Nào bạn ơi đến đây cùng hát vang
Cho những ngày buồn tan biến hết
Cho thầy cô, cho mái trường
Cho bạn và cho tôi”.
Ai cũng có một thời cấp 3 biết buồn vui, biết giận hờn, để rồi sau đó khi nhìn lại mới thấy tuổi trẻ trôi qua nhanh biết chừng nào. Lời ca như tâm sự của học sinh cuối cấp trong những năm tháng cuối cùng khi còn bên nhau dưới một mái trường. Là một bài hát hay về tình bạn tuổi học trò, người nghe sẽ cảm thấy day dứt, xao xuyến khi nhớ về câu hát “Hãy mãi nắm lấy tay tôi bạn thân nhé”
Cô ơi!
“Em xa cách nơi đây
Bao năm rồi cô nhỉ?
Sao vẫn thấy thân quen
Khi về lại mái trường
Cô ơi nhớ em không?
Người học trò năm ấy
Những lời dạy khi xưa
Theo em tận hôm nay”.
Ca khúc Cô ơi do ca sĩ Vy Oanh thể hiện. Lời bài hát da diết khiến bất cứ ai khi nghe lại cũng thấy nao lòng. Nhớ thầy cô, nhớ cái cửa lớp quen thuộc ngày nào giờ sao xa thế. Bao thế hệ học trò đã lớn khôn từ mái trường nhỏ, được tung tăng đùa vui cùng chúng bạn. Giờ đây bạn bè đã thành đạt nhưng tuổi thơ, tuổi học trò vẫn luôn là tuyệt vời nhất.
Tuyết Anh 'Vì yêu mà đến': 'Giá như mình có thể rung động và đáp lại tình cảm của Hưng Phúc'
Nói về việc được Hưng Phúc tỏ tình trong tập 10 "Vì yêu mà đến", Tuyết Anh chia sẻ: "Khi bạn ấy nhắc đến Mimi, ... |
Lập hẳn 1 tửu quán trên sân khấu 'Vì yêu mà đến', chàng diễn viên trẻ vẫn tỏ tình thất bại
Trong tập 10 "Vì yêu mà đến", Tiến Đức là diễn viên tự do, ít nói, "nhát gái", có sở thích kì lạ là mỗi khi nghĩ ra ... |
Thúc Lĩnh Lincoln 'Vì yêu mà đến' té ngửa vì tiết lộ của mối tình đầu
Trong suốt thời gian đi học, Thúc Lĩnh Lincoln yêu thầm một cô bạn mà không dám nói. Sau này, anh và cô gái đó ... |