1. Bỏng lạnh
(Ảnh: PT Health) |
Sau một thời gian dài di chuyển dưới tiết trời lạnh giá của mùa đông, bạn cảm thấy các đầu ngón tay và chân mình hoàn toàn tê cứng và đau đớn. Bỏng lạnh là một bệnh thường gặp trong mùa đông khi da bị lạnh cóng và có ảnh hưởng đến các chi tay, chân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bị bỏng lạnh bằng cách giữ ấm cơ thể, dùng găng tay và tất giữ nhiệt mỗi khi ra ngoài để không bị lạnh.
Nếu phải đứng ngoài trời lạnh trong thời gian dài trong thời tiết lạnh, hãy đảm bảo rằng lượng máu vẫn có thể lưu thông đến tay và chân. Hãy thử vỗ tay hoặc bước chậm, tập một số động tác tại chỗ để không bị cóng.
Các chuyên gia nhận thấy tỉ lệ các ca đau tim tăng lên trong mùa đông. Khi nhiệt độ chỉ giảm hai độ cũng gây hẹp mạch máu. Đặc biệt đối với người già, việc điều chỉnh và kiểm soát nhiệt độ cơ thể trở nên khó khăn hơn.
Để tránh bị đau tim trong mùa đông, bạn nên hạn chế các hoạt động ngoài trời và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Những vật dụng như mũ, khăn quàng cổ hay găng tay đều giúp điều chỉnh thân nhiệt. Đồng thời, bạn cần đi khám định kì để có thể theo dõi các nguy cơ tim mạch như cao huyết áp và chỉ số cholesterol cao.
(Ảnh: Sutter Health) |
Mùa đông là thời điểm để các vi rút cúm sinh sôi và phát triển. Hơn nữa, với nhiều người, sức đề kháng thấp khiến họ dễ bị cảm cúm và cảm lạnh hơn những người khác. Rhovovirus, loại vi rut gây ra cảm lạnh ưa thích nhiệt độ lạnh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và phát triển mạnh hơn khi nhiệt độ giảm. Do con người có xu hướng ở trong nhà khi trời lạnh nên vi rút càng dễ lây lan.
Rửa tay, tiêm phòng cúm và củng cố hệ miễn dịch là biện pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ bị cúm. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Hãy chú ý cắt giảm các sản phẩm làm từ sữa và đường để tăng khả năng chống lại vi rút.
4. Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt là cũng là một bệnh thường gặp trong mùa đông, ngay cả khi ngồi ở trong nhà. Điều này xảy ra khi thân nhiệt giảm xuống dưới 35 độ C. Người già và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ gặp phải trường hợp này, bởi họ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Bạn cần mặc quần áo ấm và hạn chế ra ngoài, cần chú ý theo dõi người già và trẻ sơ sinh để tránh tình trạng hạ thân nhiệt.
5. Ngộ độc khí Carbon
(Ảnh: WheelArea) |
Vào mùa đông, mọi người thường ngồi quây quần bên nhau và sưởi ấm, xua tan cái lạnh giá. Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình dùng lò sưởi, vẫn còn có những người dùng bếp lò. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng phơi nhiễm carbon monoxide. Khí CO có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc carbon monoxide như chóng mặt, buồn nôn và khó thở, thậm chí tử vong.
6. Hen suyễn
Nhiệt độ giảm có thể gây bệnh thường gặp trong mùa đông, bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, không khí trong nhà cũng là một mối đe dọa đối với sức khỏe. Các chất gây dị ứng thông thường như bụi, nấm mốc, lông thú cưng cũng có thể gây ra hen suyễn. Khi ở trong nhà nhiều, con người sẽ tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây dị ứng.
Bạn nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để hạn chế bụi, nấm mốc và sử dụng bộ lọc để giảm thiểu các chất gây dị ứng lưu thông qua các lỗ thông hơi.
XEM THÊM
Bố mẹ cần ghi nhớ những điều này để con không bị méo miệng, liệt mặt vì trời rét
Thời tiết trở rét đột ngột gây liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 khiến nhiều người bị liệt mặt, méo miệng, đặc biệt ... |
Hàng chục trẻ nhập viện vì liệt mặt, méo miệng do rét
Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, thời gian gần đây tiếp nhận khoảng hàng chục ca bệnh nhi liệt dây thần kinh ngoại biên ... |
Trời lạnh, có thể chết vì dị ứng thời tiết
Thời tiết miền Bắc trở lạnh đột ngột, trời lại mưa khiến nhiệt độ giảm mạnh hơn. Điều này rất dễ gây ra một căn ... |
Trời lạnh sâu, gia tăng ca bệnh tim mạch và hô hấp
Nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độ C những ngày qua khiến lượng bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý hô hấp và tim mạch, ... |