Những bệnh thường ‘ghé thăm’ bạn đầu mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng đầu mùa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi ngay có thể dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh.
 
nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong Những loại đồ uống cần hạn chế sử dụng trong ngày nắng nóng
nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong Mùa hè, lo ngại bệnh dại tăng cao do nắng nóng

Chúng ta đều có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Do thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể buộc phải thay đổi để thích nghi nên dễ bị mắc bệnh hơn. Nắng và nóng đầu mùa khiến mọi người dễ say nắng, gặp các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Kèm theo với nắng là sự phát triển của nấm, vi khuẩn, vi-rút và các loại côn trùng gây bệnh cho người. Tìm hiểu rõ về các bệnh thường xảy ra trong mùa nắng nóng để biết cách phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe chính mình và người thân.

CẢM NẮNG

Khi nhiệt độ lên đến 38 – 39oC, hiện tượng thường hay gặp nhất là cảm nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người. Ở người lớn thường có sốt, chóng mặt, dễ dẫn đến ngất xỉu. Đối với trẻ em, triệu chứng thường gặp là quấy khóc, lờ đờ, biếng ăn, nóng toàn thân, đôi khi co giật, thân nhiệt lên đến 40 – 42oC.

Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, nhiều cơ quan, hộ gia đình mở điều hòa, quạt máy hết công suất để hạ nhiệt. Điều này dẫn đến chênh lệch nhiệt độ khá cao giữa môi trường trong phòng kín và ngoài đường (gần 15oC). Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bước từ trong phòng lạnh ra ngoài trời nắng có thể khiến nhiều người bị choáng, sốc nhiệt hoặc cảm nắng.

Với người bị say nắng, phải nhanh chóng đưa vào chỗ râm mát, cởi bớt quần áo cho thoáng, quạt và lau mát cho nạn nhân. Cùng với việc uống nhiều nước, nếu có thể hãy chườm hoặc tắm nước mát. Trẻ em nếu có co giật hãy nhanh chóng hạ sốt và đưa đến bệnh viện ngay.

nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong
Nắng nóng đầu mùa khiến cơ thể chưa kịp thích nghi nên dễ mắc bệnh. (Ảnh: LiLy App)

BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Trong tiết trời nóng ẩm, ruồi nhặng và vi khuẩn dễ sinh sôi khiến thức ăn bị bẩn và ôi thiu nhanh. Nếu không cẩn thận sẽ dễ bị ngộ độc thức ăn và tiêu chảy, nhất là khi nhiệt độ kéo dài ở mức 37 - 38 độ. Trời quá nóng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi gây chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tiêu chảy có thể điều trị tại nhà bằng cách uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu. Cách phòng ngừa tốt nhất là ăn thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Khi thời tiết quá nóng, các gia đình thường mở quạt lớn, dẫn đến khô vùng hầu họng, làm các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập gây bệnh.

Ngoài ra ở giới nhân viên văn phòng, do ngồi lâu trong môi trường máy lạnh, khi ra ngoài nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm xoang. Đặc biệt, để giảm bớt cái nóng, mọi người thích uống nước đá, ăn kem và tắm nước lạnh nhiều cũng dễ dẫn đến bệnh về đường hô hấp.

Khi mắc các bệnh về đường hô hấp, đầu tiên bạn nên thường xuyên làm ẩm đường hô hấp bằng nước muối sinh lý dạng nhỏ vào mũi hay chai xịt. Nếu trẻ viêm đường hô hấp trên, không nên dùng kháng sinh tuỳ tiện mà phải theo chỉ định của bác sĩ, cho mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, làm thông thoáng đường thở bằng cách lau sạch hoặc hút mũi cho trẻ. Nếu trẻ ho nhiều, kèm sốt hoặc khó thở, biếng ăn, nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong
Nắng nóng là tác nhân khiến nhiều trẻ em mắc các bệnh lý say nóng, sốt, viêm đường hô hấp trong thời gian qua. (Ảnh: baokhinhi)

BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Trong giai đoạn đầu mùa hè, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển. Mùa nắng nóng là thời điểm làm trẻ dễ bị nhiễm siêu vi dẫn đến sốt, phát ban, nôn ói, quấy khóc, bỏ ăn. Đặc biệt, trẻ thường hay mắc các bệnh như sởi, thủy đậu, tay chân miệng.

Hầu hết bệnh mùa nóng thường không đáng sợ nhưng nếu bệnh nhân chủ quan, không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển hướng xấu, trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

BỆNH VỀ DA

Thời tiết oi bức, tuyến mồ hôi và tuyến nhầy sẽ tăng cường hoạt động để thải nhiệt cho cơ thể, gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng như lưng, trán, cổ, kẽ tay, chân và bẹn. Nếu không chú ý vệ sinh, những chất này không thoát hết sẽ ứ đọng trong ống bài tiết của da làm bít lỗ chân lông và kết hợp với vi khuẩn gây viêm da và nấm da. Trường hợp bị bội nhiễm nặng còn có thể gây sốt cao.

nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong
(Ảnh: ĐSPL)

Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong 'Đối phó' với nắng nóng bằng 10 loại nước uống lý tưởng
nhung benh thuong ghe tham ban dau mua nang nong Nắng nóng đỉnh điểm, đừng để 'vã' mồ hôi làm bạn mệt mỏi
chọn
Hai luật lớn về bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm nửa năm.