Còn nhớ, diễn biến phiên tòa sơ thẩm Hà Văn Thắm (SN 1972) – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng 47 bị cáo, hồi đầu tháng 2-2017 thể hiện, xoay quanh việc mua lại Ngân hàng TMCP Đại Tín, cựu Chủ tịch Oceanbank đã bàn bạc và thống nhất cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng nhưng không đảm bảo các điều kiện vay vốn theo quy định.
Góp mặt trong thương vụ lùng nhùng này, Hứa Thị Phấn đại diện cho nhóm cổ đông lớn tại Ngân hàng Đại Tín cũng buộc phải làm theo những toan tính của Thắm. Do đó mà cả hai nhân vật từng được xác định là người liên quan thì nay lần lượt bị đề nghị xử lý về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179-BLHS.
Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn “nhập hội”
Cụ thể, tài liệu điều tra bổ sung xác định, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng thương mại yếu kém. Do muốn thâu tóm Ngân hàng Đại Tín vào Oceanbank nên Hà Văn Thắm đến gặp Hứa Thị Phấn (SN 1947, trú ở phường Bình Thọ, Thủ Đức, TP HCM) – đại diện nhóm cổ đông lớn tại ngân hàng đang có nguy cơ bị cơ cấu đặt vấn đề chuyển giao chủ sở hữu.
Sau phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 2-2017, Phạm Công Danh được xác định là đồng phạm giúp sức cho Hà Văn Thắm |
Ngã ngũ phi vụ mua bán ngân hàng, ngày 23-2-2012, bà Phấn giao cho cháu là Ngô Kim Huệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín ký hợp đồng bán 254.751.970 cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ) với giá hơn 4.468 tỷ đồng cho Hà Văn Thắm.
Kèm theo giá cả chuyển nhượng, Thắm cam kết sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho nhóm bà Phấn khoảng 3.553 tỷ đồng, đồng thời được hưởng số tài sản bảo đảm từ các khoản vay, đầu tư tại ngân hàng 920 tỷ đồng. Cựu Chủ tịch Oceanbank còn cam kết sẽ hỗ trợ bà Phấn tiếp tục vay vốn để đầu tư vào một số dự án bất động sản.
Ký được hợp đồng, Thắm nhanh chóng nhận hồ sơ cổ phần và cho người vào tiếp quản Ngân hàng Đại Tín. Mặt khác, Thắm ra tiến thủ tục để sáp nhập Ngân hàng Đại Tín nhưng không thực hiện cam kết. Sau đó, phát hiện ra việc rất “khó nhằn” ngân hàng đối tác nên Thắm gặp Phạm Công Danh (SN 1965) – Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh để “đá cục nợ” sang ông này.
Qua đó, Thắm cũng sẽ kiếm được 800 tỷ đồng tiền “môi giới” mua bán ngân hàng. Được sắp xếp việc chuyển nhượng lắt léo, ngày 9-10-2012, Danh và bà Phấn ký hợp đồng mua bán Ngân hàng Đại Tín với các điều khoản đúng như từng ký với Thắm.
Kế đến, Danh đưa người vào Ngân hàng Đại Tín và chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Và do những khoản nợ vô cùng lớn nên tháng 11-2012, bộ ba Thắm, Danh và Phấn đi đến thống nhất Oceanbank cho Danh vay 500 tỷ đồng.
Từng là người liên quan đến vụ án, Hứa Thị Phấn tới đây sẽ bị cáo tại phiên tòa |
Hợp thức hóa khoản vay trên, các bị can này đã dùng 250 tỷ đồng (100% vốn điều lệ của Công ty Trung Dung, doanh nghiệp của Danh) và một số tài sản của Phấn làm tài sản bảo đảm. Và rồi ngày 23-11-2012, theo chỉ đạo của Thắm, Oceanbank đã giải ngân cho Công ty Trung Dung vay số tiền đặc biệt lớn đó.
Vậy nhưng thực tế, Công ty Trung Dung không hề có đồng vốn nào, còn tài sản của Phấn thì chưa đủ điều kiện để thế chấp vay vốn ngân hàng. Với hành vi này, Thắm cùng đồng phạm đã khiến Oceanbank thất thoát hơn 343,5 tỷ đồng.
Hai người chỉ biết ký tên cũng vướng lao lý
Liên quan đến vụ mua bán Ngân hàng Đại Tín và khoản vay 500 tỷ đồng “xập xí xập ngầu” nêu trên, Kết luận Điều tra bổ sung của CQĐT – Bộ Công an khẳng định, Trần Văn Bình (1966, ở phường Phú Trung, Tân Phú, TP HCM) cũng là đồng phạm giúp sức cho Hà Văn Thắm theo tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo đó, Bình vốn là lái xe cho Phạm Công Danh nhưng được bị can này nhờ đứng tên làm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Trung Dung (Công ty do Danh lập ra). Khi Thắm, Danh và Trần Văn Hoàn (SN 1977) – Phó tổng giám đốc Oceanbank bàn bạc nhau vay mượn tiền bất hợp pháp, Bình không tham gia.
Nhưng với tư cách là người đứng đầu Công ty Trung Dung, Bình vẫn ký vào hàng loạt giấy tờ hoàn thiện hồ sơ vay vốn, ký hợp đồng tín dụng, thế nhấp, giải ngân và nhận 500 tỷ đồng từ Oceanbank. Hành vi này của Bình đã góp phần gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng TMCP Đại Dương.
Và Hoàng Thị Hồng Tứ cũng bị phục hồi điều tra với vai trò giúp sức cho bộ đôi Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn trong hành vi chiếm đoạt gần 200 tỷ đồng |
Tương tự, Hoàng Thị Hồng Tứ (SN 1983, trú ở phường Mỹ Đình 1, nam Từ Liêm, Hà Nội) – nguyên Chủ tịch HĐQT, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty BSC (doanh nghiệp do Thắm lập ra), CQĐT xác định, bị can này vốn tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu điện ảnh và không có chuyên môn về tài chính – ngân hàng.
Khi vào Oceanbank làm việc, Tứ được Thắm sắp xếp công việc hành chính tại ngân hàng, sau đó đến tháng 12-2008 thì trở thành người đứng đầu Công ty BSC. Tính tháng 5-2014, theo chỉ đạo của Thắm, Tứ đã ký 97 hợp đồng dịch vụ thu phí đối với các khách hàng vay tiền và mua ngoại tệ ở Oceanbank với tổng số tiền hơn 13,4 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền thu phí trái phép nêu trên, sau đó bị Nguyễn Xuân Sơn – cựu Tổng giám đốc Oceanbank chiếm đoạt hết. Hành vi của Tứ được xác định là góp phần gây ra thiệt hại lớn đối với khách hàng cũng như ngân hàng, nơi bị can từng gắn bó.
Và cũng với hành vi chỉ biết ký vào các hợp đồng dịch vụ bất hợp pháp, Hoàng Thị Hồng Tứ đã bị CQĐT đề nghị truy tố ra trước tòa án về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 280-BLHS với vai trò đồng phạm của bộ Thắm, Sơn cùng một số bị can liên quan.
Công an Quảng Bình: Bé Nghĩa bị sát hại sau khi đưa đi khỏi nhà
Qua kết quả điều tra ban đầu, khám nghiệm của cơ quan pháp y, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình khẳng định, sau khi ... |
Pháp luật 11:13 | 16/04/2019
Pháp luật 14:57 | 11/03/2019
Kinh doanh 07:01 | 04/05/2018
Pháp luật 23:07 | 03/05/2018
Pháp luật 10:52 | 03/05/2018
Pháp luật 01:31 | 03/05/2018
Kinh doanh 01:11 | 03/05/2018
Pháp luật 09:57 | 02/05/2018