Xử phúc thẩm ông Hà Văn Thắm: Triệu tập đại diện C46 - Bộ Công an

Trước đề nghị của đại diện VKS, Chủ tọa phiên tòa giao Tổ thư ký liên hệ với đại diện C46 - Bộ Công an, yêu cầu 8h sáng 3/5 có mặt tại phiên tòa.
xu phuc tham ong ha van tham trieu tap cuc c46 bo cong an
Bị cáo Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn ngồi ở hàng ghế đầu. (Ảnh: TTXVN)

Tại phiên xử sáng 2/5, HĐXX bất ngờ trở lại phần xét hỏi để làm rõ thêm một số vấn đề. Các bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang (nguyên Giám đốc khối khách hàng cá nhân), Nguyễn Thị Thu Ba (nguyên Giám đốc khối khách hàng bán lẻ) khai rằng, các bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ nguyên Phó Tổng Giám đốc Oceanbank Trần Thanh Quang. Ông Quang sau đó được triệu tập đến phiên xử chiều 2/5 để làm rõ các vấn đề liên quan.

Chiều 2/5, trả lời thẩm vấn của HĐXX, ông Trần Thanh Quang một mực phủ nhận lời khai của hai bị cáo trên. Ông Quang khẳng định mình không chỉ đạo cấp dưới chi lãi ngoài, cũng như chưa bao giờ nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Hà Văn Thắm hay Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Thu liên quan đến việc chi lãi ngoài.

Ông Quang cho biết, ông quản lý 3 khối IT, Marketing và Khối khách hàng bán lẻ. Hoạt động chung của từng khối do Giám đốc khối điều hành. Ông không biết Oceanbank chi lãi suất vượt trần từ bao giờ, chỉ nhớ từ năm 2009. Cả 3 khối do ông phụ trách đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc.

Về lời khai của 2 bị cáo Trang và Ba cho rằng các bị cáo đã thực hiện việc chi lãi ngoài theo chỉ đạo của mình, ông Quang trình bày, không phải đến phiên tòa này hai bị cáo trên mới nói ra việc đó.

“Tại cơ quan điều tra, hai chị, nhất là chị Trang, nói ra những câu chuyện không đúng sự thật về việc tôi chỉ đạo chị chi lãi ngoài, khiến tôi mất rất nhiều thời gian làm việc với cơ quan điều tra để giải thích rõ. Tôi hiểu chị Trang nói vậy sẽ làm nhẹ tội của chị ấy, nhưng như vậy không đúng sự thật cũng như đạo đức con người.” - ông Quang nói trước tòa.

Được yêu cầu lên đối chất lời khai, bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang cho rằng, sự thật chỉ có một và bị cáo không thay đổi lời khai. Trong khi đó, ông Quang khẳng định, ông với CQĐT đã làm việc không ít hơn 5 lần.

“Có một lần đối chất với chị Trang và chị Thu Ba, chị Trang nói tôi tham gia cuộc họp bàn giao giữa chị Ba và chị Trang, tôi không đồng ý, vì tôi chưa tham gia cuộc họp nào như thế.” - ông Quang trình bày.

Nêu quan điểm trước những mâu thuẫn trong lời khai các bị cáo và người liên quan, đại diện Viện Kiểm sát cho biết, VKS sẽ thể hiện quan điểm trong phần tranh tụng sau cùng, đồng thời yêu cầu ông Quang có mặt trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa.

Cũng trong phiên xử chiều 2/5, đại diện VKS đề nghị HĐXX triệu tập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an) đến tòa để làm rõ một số vấn đề. Theo đại diện VKS, bản án sơ thẩm đã đưa ra 7 kiến nghị đối với CQĐT, trong đó có kiến nghị về việc bị cáo Sơn đã chiếm đoạt hơn 246 tỷ trong số tiền hơn 1.576 tỷ bị thất thoát nhưng bị cáo chưa hợp tác, chưa thành khẩn khai nhận việc đã chi số tiền trên như thế nào, cho những ai. Việc này gây khó khăn cho việc thu hồi tài sản thất thoát.

Đại diện VKS cho rằng, 7 kiến nghị trong bản án sơ thẩm đều liên quan đến trách nhiệm của CQĐT - Bộ Công an. Từ đó,, đại diện VKS đề nghị đại diện C46 cho biết quan điểm về 7 kiến nghị này để VKS có cơ sở tranh luận.

Trước đề nghị của đại diện VKS, Chủ tọa phiên tòa giao Tổ thư ký liên hệ với đại diện C46 - Bộ Công an, yêu cầu 8h sáng 3/5 có mặt tại phiên tòa, có ý kiến để VKS và các luật sư nắm được những công việc của CQĐT liên quan đến 7 kiến nghị của HĐXX cấp sơ thẩm.

Trước đó, tại bản án sơ thẩm, HĐXX, TAND TP Hà Nội đã kiến nghị cơ quan điều tra những vấn đề sau:

Thứ nhất, HĐXX sơ thẩm thấy có đủ căn cứ khẳng định Ninh Văn Quỳnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật và dự kiến sẽ ra Quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, ngày 13/9/2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ninh Văn Quỳnh về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nên không ra Quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa nữa nhưng kiến nghị Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Ninh Văn Quỳnh và những người có liên quan khác để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thứ 2, quá trình điều tra và diễn biến tại phiên tòa cho thấy ngoài số tiền chi lãi suất ngoài hợp đồng cho các khách hàng là cá nhân, Oceanbank còn chi khoản lãi suất ngoài hợp đồng cho các tổ chức kinh tế có vốn của Nhà nước nhưng thực chất là chi cho các cá nhân là lãnh đạo của những tổ chức này. Do đó, HĐXX kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm của các cá nhân, tập thể tại các đơn vị đã khởi tố vụ án và một số tổ chức kinh tế khác, nếu có căn cứ thì xử lý theo đúng quy định để đảm bảo nghiêm minh của pháp luật.

Thứ 3, HĐXX đề nghị Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ việc sử dụng những khoản tiền Nguyễn Xuân Sơn đã nhận nhằm thu hồi, khắc phục hậu quả mà các bị cáo đã gây ra.

Thứ 4, HĐXX thấy hành vi của ông Bùi Văn Hải (Trưởng Ban kiểm soát Oceanbank) có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công án và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao xem xét, điều tra, làm rõ hành vi này để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ 5, quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo Nguyễn Thị Thu Ba, Đỗ Đại Khôi Trang là Giám đốc phụ trách Khối khách hàng bán lẻ/Khách hàng cá nhân khai là người chỉ đạo việc đối chiếu, kiểm tra, chấm và ký Bảng kê danh sách khách hàng cá nhân sau đó chuyển cho bộ phận khác để chi lãi ngoài theo chỉ đạo của Phó TGĐ Trần Thanh Quang. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đã báo cáo Trần Thanh Quang. HĐXX thấy hành vi của Trần Thanh Quang có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an điều tra, làm rõ nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

xu phuc tham ong ha van tham trieu tap cuc c46 bo cong an [Live] Xử phúc thẩm cựu chủ tịch OceanBank sáng 3/5: Cựu Tổng Giám đốc Oceanbank thoát án tử?

Luật sư của bị cáo Sơn thông tin, một doanh nhân sẽ cho gia đình bị cáo vay 32 tỷ đồng để bị cáo khắc ...

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.