Không chỉ có hàng hoá và thương hiệu "nhái", Trung Quốc còn có nhiều toà nhà hay thậm chí cả một ngôi làng "sao chép" thiết kế các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới.
Thị trấn nhỏ có tên Tianducheng (ảnh trái) tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc là một trong những dự án nhái nổi tiếng của Trung Quốc. Cả thị trấn được xây dựng để tái hiện kinh đô Paris hoa lệ của nước Pháp. Tại đây có hẳn một tháp Eiffel nhưng chỉ bằng 1/3 kích thước của tháp Eiffel thật (ảnh phải) ở Pháp. Ảnh: Reuters.
Ở Tianducheng thậm chí còn có Khải hoàn môn (Arc de Triomphe) riêng (ảnh trái). So với phiên bản thật (ảnh phải) thì Arc de Triomphe của thị trấn này nằm khá gần tháp Eiffel. Ảnh: French Moments / Asian Entrepreneur.
Một góc của thành phố Huyền Châu, Quảng Châu (ảnh trái) được xây dựng giống hệt với thị trấn Hallstatt nổi tiếng của Áo (ảnh phải). Ảnh: Rex Features.
Tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc (ảnh trái), một ngôi làng đánh cá từ thế kỷ 15 đã được san phẳng để xây lại thành bản sao của đô thị Manhattan New York, Mỹ (ảnh phải). Tại Manhattan phiên bản Trung Quốc thậm chí còn có các trung tâm Rockefeller và Lincoln, cả con sông Hudson. Ảnh: Getty Images.
Ở thành phố Suzhou ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (ảnh trái), người ta cũng xây một công trình giống hệt Tower Bridge - biểu tượng của nước Anh (ảnh phải). Ảnh: News Agency.
Nhà thờ Ronchamp của Pháp (ảnh phải) cũng có anh em tại thành phố Trịnh Châu, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (ảnh trái). Tuy nhiên, công trình nhái của Trung Quốc đã phải dỡ bỏ sau phản ứng dữ dội từ hội Le Corbusier của kiến trúc sư nổi tiếng người Thuỵ Sĩ Charles-Édouard Jeanneret - người đã thiết kế Ronchamp bản gốc. Ảnh: Daily Mail.
Không chỉ nhái các công trình nước ngoài, một toà nhà tại Trùng Khánh, Tứ Xuyên (ảnh trái) còn có thiết kế giống hệt với Wangjing Soho Building (ảnh phải) tại Bắc Kinh của kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Zaha Hadid. Ảnh: Getty Images.
Còn đây là Thames Town (ảnh trái), nằm cách Thượng Hải 19 dặm, được xây dựng với phong cách giống hệt một thị trấn của nước Anh. Thậm chí ở đây còn có cả cận vệ hoàng gia trong bộ đồng phục na ná bản gốc tại Anh (ảnh phải). Ảnh: Corbis/Buckingham Palace.
Tại Thames Town (ảnh trái) cũng có bốt điện thoại công cộng màu đỏ vốn là biểu tượng của nước Anh (ảnh phải). Ảnh: Corbis/London Photos.
Fuxin thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc cũng có một bản sao của nhà hát Opera House nổi tiếng của Australia (ảnh trái). So với phiên bản gốc (ảnh phải), "người anh em" Trung Quốc trông có vẻ giống một tượng đài hơn. Ảnh: Shanghailist/Sydney Opera House.
Trong bức ảnh bên trái là bản sao với kích thước chuẩn của tượng Nhân sư lớn Giza tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. So với bản gốc (ảnh phải), màu sắc và cảnh quan xung quanh bức tượng hoàn toàn khác biệt. Ảnh: AP/Alamy.
Bản sao cung điện Taj Mahal nổi tiếng tại thành phố Hohhot, thuộc Nội Mông (ảnh trái) không có vẻ hùng vĩ và nguy nga như bản gốc (ảnh phải) của Ấn Độ. Ảnh: Daily Mail.