15 con đường khiến bạn tin rằng cổ tích là có thật |
Đảo Rắn Iha da Queimada Grande, Brazil
Ilha da Queimada Grande, hay còn gọi là đảo rắn, nằm ngoài khơi Sao Paulo với diện tích 430.000 m2 và hơn 4.000 cá thể rắn hổ lục đầu vàng. Đây là một trong những loài rắn độc nhất thế giới, nhưng là loài đang bị đe dọa do hòn đảo là nơi sinh sống duy nhất của chúng.
Hòn đảo này có rất nhiều loài bothrops - rắn độc bậc nhất. Các nhà nghiên cứu ước tính mỗi m2 ở đây có 5 con rắn sinh sống. Đã có rất nhiều câu chuyện về người chết vì bị rắn tấn công trên đảo. Về sau ngọn hải đăng được cải tạo để tự động phát tín hiệu, chính phủ Brazil cũng ra lệnh cấm du khách lên đảo. (Ảnh: Motthegioi) |
Cư dân cuối cùng trên đảo là nhân viên coi giữ hải đăng. Muốn tới đây, bạn cần được sự cho phép của Hải quân Brazil.
Thung lũng Chết Kamchatka, Nga
Bán đảo Kamchatka, ở cực đông Nga cũng là một vùng hoang mạc chết, nằm không xa thung lũng của các mạch phun ngầm (Valley of Geyers). Nồng độ cao các loại khí độc hại ở đây là yếu tố nguy hiểm đe dọa sự sống, từ cây cỏ, động vật đều chết rất nhanh, trong khi con người nếu tới đây sẽ cảm thấy ốm yếu, rất dễ bị sốt, choáng váng và lạnh toát.
Nồng độ cao các loại khí độc hại ở đây là yếu tố nguy hiểm đe dọa sự sống, từ cây cỏ, động vật đều chết rất nhanh. (Ảnh: vforum) |
Núi lửa Sinabung, Indonesia
Nằm trên hòn đảo Sumatra ở Indonesa, núi lửa Sinabung thường xuyên phun trào dung nham nóng, khiến hàng ngàn người dân địa phương bị mất nhà ở hay đất canh tác. Các ngôi làng, thị trấn xung quanh hoàn toàn bị bao phủ bởi dung nham và khói bụi vài lần. Vụ phun trào mới nhất diễn ra vào ngày 27/2/2016 với cột khói bụi độc hại cao tới 2.500m.
Các ngôi làng, thị trấn xung quanh hoàn toàn bị bao phủ bởi dung nham và khói bụi vài lần. (Ảnh: hetanews) |
Sa mạc Danakil, Eritrea
Nhiệt độ tại sa mạc Danakil lên tới 50 độ C, với rất nhiều núi lửa đang hoạt động, các mạch ngầm phun ra khí độc chính là môi trường ở sa mạc Danakil thuộc Eritrea, một quốc gia Đông Phi. Hầu hết mọi người coi đây là "địa ngục trần gian" nhưng Danakil vẫn thu hút nhiều nhà thám hiểm can đảm đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ý muốn tự khám phá sa mạc này mà không có kinh nghiệm và hướng dẫn viên là điều cấm kỵ.
Nằm tại vùng Sừng châu Phi (bán đảo ở Đông Bắc Phi) và thấp hơn 100 m so với mực nước biển, nơi đây là một trong những khu vực nóng nhất trên thế giới, tính theo nhiệt độ trung bình hàng năm. (Ảnh: Getty) |
Hồ Natron, Tanzania
Hồ Natron còn được biết tới với tên gọi “tử thần” bởi các sinh vật khi tiếp xúc với nước hồ sẽ biến thành bức tượng đông cứng. Hiện tượng này tưởng như chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tên hồ được đặt theo loại khoáng gây hiện tượng kiềm cao.
Lớp muối kiềm trên bề mặt hồ làm mọi sinh vật đều không thể sống, hoặc chết ngay khi tiếp xúc phải. Vì vậy, bơi lội là điều bị cấm nghiêm ngặt. Đồng thời nồng độ hidro sunfua cao bốc lên từ mặt hồ không cho phép con người có thể tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên nơi đây ở cự ly gần.
Lượng pH tại dây lên tới 9-10.5, nhiệt độ khoảng 60 độ C. (Ảnh: mirainoshitenclassic) |
Công viên quốc gia Madidi, Bolivia
Công viên quốc gia Madidi là nơi có hệ động thực vật độc nhất thế giới. Nếu vô tình đụng chạm với bất kỳ loài cây nào trong công viên quốc gia này đều sẽ gây ngứa ngáy, nổi mụn và choáng váng. Một vết cắt hay vết thương nhỏ cũng có thể nhiễm các ký sinh trùng nhiệt đới.
Hiếm có công viên quốc gia nào sở hữu cùng lúc nhiều kiểu khí hậu như Madid: khí hậu nhiệt đới ở vùng thấp, ôn đới ở độ cao trung bình và khí hậu lạnh ở đỉnh núi phủ tuyết. Nhưng hãy cẩn thận khi tham quan công viên này! (Ảnh: raicesanddinas) |
Đảo Bikini, Quần đảo Marshall
Nhìn cảnh vật xung quanh, Bikini hẳn sẽ đem lại cho du khách cảm giác nơi đây đích thực là một thiên đường biển đảo. Tuy nhiên nó là nơi thử nghiệm các chương trình hạt nhân nên nguồn nước nhiễm phóng xạ. Người dân địa phương đã bỏ nhà cửa để đi nơi khác sống. Sự độc hại của các chất phóng xạ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư hơn khi sống ở Bikini.
Bikini là một đảo san hô vòng có diện tích 6 km² thuộc Quần đảo Marshall, một quốc gia ở Châu Đại Dương. Loại áo tắm Bikini được đặt theo tên theo chính hòn đảo này. (Ảnh: khoahoctv) |
Hồ nước sôi, Dominicana
Hồ nước sôi (Boiling Lake) ở Dominica luôn giữ ở mức nhiệt từ 82 đến 95 độ C. Đây là hồ nước sôi lớn thứ 2 thế giới, đứng sau hồ Frying Pan ở thung lũng Waimangu, gần Rotorua, New Zealand. Nước hồ thường xuyên bốc lên những cột hơi nước lớn. Tuy luôn rình rập nhiều nguy hiểm nhưng hồ nước sôi vẫn là địa điểm du lịch nổi tiếng.
Hồ nước sôi được làm đầy với những bọt nước màu xanh xám ở nhiệt độ 90 độ C. Nước hồ được làm nóng bằng khí nóng thoát từ dung nham nóng chảy bên dưới. Trên bề mặt hồ thường xuyên bao phủ bởi đám cột hơi nước.
Nền nhiệt ở đây vào khoảng từ 82-92 độ C. Tuy nhiên, đây là nhiệt độ xung quanh hồ, chứ không phải mức nhiệt ở lòng hồ đang sôi. (Ảnh:baomoi) |
Cascade Saddle, New Zealand
Nếu muốn thấy tất cả những khung cảnh trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn, bạn phải đến Vườn quốc gia núi Aspiring ở đảo phía Nam New Zealand.
Những năm trước, có ít nhất 12 người thiệt mạng tại đây, chủ yếu là do té ngã khi đi xuống trên các tảng đá ẩm ướt và trơn trượt. Một trekker người Đức đã trượt ngã và mất vào tháng 7 năm 2013, khiến các nhân viên điều tra địa phương yêu cầu các quan chức hoặc là phải đóng con đường này, hoặc là sửa chữa lại để an toàn hơn.
Lộ trình đến Cascade Saddle - một chuyến đi 2 ngày qua các rừng sồi và núi cao - thật sự là một chuyến đi hết sức mạo hiểm. (Ảnh: Cascade Saddle) |
Hồ Kivu, Congo
Hồ Kivu là một trong các hồ lớn của châu Phi, Hồ Kivu nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda, và nằm tại đới tách giãn Albertine, nhánh phía tây của Đới tách giãn Đông Phi. Tuy sở hữu làn nước trong vắt, điểm tô những lớp màu sắc rực rỡ do thực vật sống dưới lòng hồ không khác gì các hồ nước đẹp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, nơi đây chứa một lượng lớn khí nhà kính. Nếu lượng khí này thoát ra ngoài, sự sống của những con người sống quanh khu vực hồ này sẽ bị đe dọa.
Do nằm trong một vết gãy lớn thuộc Đông Phi nên hồ Kivu thỉnh thoảng lại sôi lên sùng sục, có khi sôi liên tục mấy tuần lễ. Nước sôi tới nhiệt độ có thể luộc chín cá, người dân địa phương chỉ cần vớt cá lên là ăn được luôn. Nguyên nhân khiến nước sôi là do cách hồ không xa là một núi lửa đang hoạt động, dung nham nóng chảy vào hồ khiến nước hồ tăng nhiệt độ.
Hơn thế, ẩn dưới đáy hồ là một kho nhiên liệu hơn 250 km3 khí cacbon đioxit cùng với 65 km3 khí gas metan đủ để cung cấp điện cho vài quốc gia lân cận. (Ảnh: naturalworldsafaris) |
#DU LỊCH THẾ GIỚI
9 quốc gia có nguy cơ biến mất trong vòng một thế kỷ tới
Những khác biệt văn hóa, các yếu tố chính trị, sự biến đổi khí hậu toàn cầu cùng những tác động tiêu cực của con ... |
Những điểm ngắm bình minh tuyệt đẹp trên địa cầu
Dưới ánh nắng bình minh, những điểm du lịch như đền Taj Mahal (Ấn Độ), Cape Town (Nam Phi) trở nên đẹp huyền ảo, lung ... |
10 địa danh du lịch ngoạn mục nhất trên thế giới
Nếu bạn muốn ghé thăm những địa danh kỳ lạ và tuyệt vời nhất trên thế giới hãy xem những gợi ý mới nhất của ... |