Những điều cần biết khi đi lễ hội chùa Hương

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông du khách đến hành hương vào dịp đầu năm mới. Lễ hội chùa Hương cũng được biết lễ hội lớn tại Việt Nam. Để có một chuyến đi hành hương đầu năm an toàn và trọn vẹn, du khách cần biết một số điều dưới đây.

Thời gian tổ chức lễ hội chùa Hương

Khoảng thời gian từ mùng 6 tháng 1 đến hết tháng 3 Âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương.Trong đó, thời gian nhiều du khách đến đây hành hương nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai Âm lịch hằng năm. 

Vào dịp này, du khách đến đây sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động văn hóa hấp dẫn của lễ hội để chào đón năm mới.

Những điều cần biết khi đi lễ hội chùa Hương - Ảnh 1.

(Ảnh: Giang Huy).

Đường đi đến chùa Hương

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể đi hành hương tại chùa Hương trong ngày theo nhiều hướng khác nhau. Du khách có thể chọn đi bằng ô tô, xe máy hoặc có thể đi xe buýt để tới đây. Có hai con đường có thể đi từ Hà Nội đến chùa Hương:

Thứ nhất là theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40 km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.

Thứ hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe máy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Trang phục đi lễ hội chùa Hương

Đến tham gia lễ hội chùa Hương, du khách nên mặc những trang phục lịch sự, kín đáo, màu sắc nhã nhặn.

Những điều cần biết khi đi lễ hội chùa Hương - Ảnh 2.

(Ảnh: @phuongnguyen1480).

Đặc biệt, vào dịp lễ hội thường rất đông khách thập phương đến hành hương. Vì thế, du khách nên chọn những trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi, tránh xa những loại quần áo rườm rà để tránh vướng vào tàn hương hoặc người xung quanh. 

Ngoài ra, du khách nên chọn những đôi giày bệt đơn giản, dễ tháo vì ở chùa Hương có nhiều nơi qui định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào lễ.

Các điểm tham quan tại chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc nằm trong thung lũng suối Yến, có 4 tuyến hành hương:

- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

Kinh nghiệm đi đò đến chùa Hương

Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vực chùa, thậm chí cách xa chùa 20 km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.

Những điều cần biết khi đi lễ hội chùa Hương - Ảnh 3.

(Ảnh: Giang Huy).

Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò. Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.

Giá vé vào chùa Hương

Giá vẻ thắng cảnh, dịch vụ xuồng đò năm 2020 không thay đổi. Cụ thể, giá vé thắng cảnh là 80 nghìn đồng/người cho toàn bộ di tích thắng cảnh Hương Sơn (21 điểm) trong đã bao gồm cả bảo hiểm cho khách du lịch. Ngoài ra, giá vé xuồng đò là 50 nghìn đồng/khách/lượt vào và ra.

Các trường hợp ưu tiên:

- Người lớn từ 60 tuổi trở lên thì mức giá vé thăm quan được ưu đãi giảm 50% (Với người lớn từ 60 tuổi trở lên khi mua vé cần xuất trình CMND hoặc thẻ hội viên Hội người cao tuổi).

- Trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan.

- Trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50%, trẻ em cao 1,1 m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.

- Học sinh, sinh viên (khi mua vé cần xuất trình thẻ).

- Đối tượng thuộc diện chính sách xã hội: người tàn tật, người già neo đơn, các đối tượng được chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội, học sinh dân tộc nội trú.

Những điều cần biết khi đi lễ hội chùa Hương - Ảnh 4.

(Ảnh: Giang Huy).

Lưu ý khi mua sắm tại chùa Hương

Sau khi hành hương tại chùa Hương, du khách có thể mua quà cho người thân bạn bè với một số mặt hành như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, thuốc nam chữa bệnh... Tuy nhiên, không phải mặt hàng nào được bày bán cũng là hàng có chất lượng tốt, khi mua du khách hãy hỏi giá cả cụ thể, kiểm tra đúng tên sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

Chú ý an toàn và bảo quản đồ dung cá nhân khi đến lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương thu hút hàng ngàn khách thập phương đến tham dự. Đây chính là dịp để cho những kẻ xấu dễ dàng thực hiện hành vi ăn cắp của mình. Vì thế, du khách khi đi lễ chùa Hương đầu năm cần hết sức cảnh giác, chú ý bảo quản đồ đạc, tư trang cá nhân để tránh mất đồ.

Một số lưu ý khác khi đi lễ hội chùa Hương

Đến lễ hội chùa Hương, du khách hãy vứt rác đúng nơi qui định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường tại khu du lịch.

Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lí cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lí nhất.

Ngoài ra, du khách không nên có những cử chỉ khiếm nhã, cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.