Những hiểm họa đáng sợ từ trào lưu 'bóng cười'

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một cô gái trẻ hít bóng cười, bắt taxi đi lòng vòng Hà Nội và muốn về Nghệ An nhưng không quên mang theo bình bơm và bóng. Hành động của cô gái trẻ khiến lái xe taxi, công an và nhiều người chứng kiến thấy ái ngại và cho rằng cô bị “ngáo bóng”, cộng đồng mạng xôn xao lo ngại với trào lưu 'Bóng cười'.
nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi Cô gái hút bóng cười gây náo loạn phố Hà Nội
nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi Hoa hậu Kỳ Duyên sẽ bị xử lý nghiêm việc lộ ảnh thổi bóng cười

Nhiều người không khỏi ngán ngẩm với hành động khi đã bước xuống xe cô gái nghiện bóng vẫn tiếp tục tranh thủ bơm bóng.


  • Bóng cười là gì?

Bóng cười (hay còn được gọi với tên Funkyball) là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O.

nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi
Bóng cười không phải là một loại thuốc hay trò chơi nó thực chất chỉ là những quả bóng bay bình thường được bơm khí nitrous oxide (Ảnh: khin2o.com)

Khi bơm khí nitrous oxide vào bóng bay, loại khí trong bóng cười có khả năng tác động mạnh lên 1 điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng. Việc của họ chỉ là "thổi" và "hít" - "hít" và "thổi". Gọi là bóng cười vì quả bóng này không có tác dụng nào khác ngoài khả năng gây cười, cười nhiều và cười lâu, cười không kiểm soát.

Theo một số dân buôn, “bóng cười” vào Việt Nam bằng con đường du lịch của Tây balô. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn có mặt ở nước ta, nhiều đại lý kinh doanh “bóng cười” trong nước “mọc lên”. Chỉ cần lên mạng gõ cụm từ “dịch vụ bán bóng cười” là có thể tìm thấy rất nhiều trang rao vặt chào bán loại hàng này.

nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi
Bóng cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích, thậm chí coi nó như một thú vui để xả stress mỗi khi đi hộp đêm, hay tụ tập bạn bè. (Ảnh:mangtinmoi)

Hiện trào lưu hít “bóng cười” không chỉ có mặt ở những TP lớn mà đã “loang” rộng ra nhiều tỉnh thành, với đội ngũ phục vụ, cung cấp “khí cười” khá chuyên nghiệp. Tại Hà Nội, nhiều quán bar trong khu phố cổ, trên các tuyến phố như: Mã Mây, Hàng Thùng, Lương Ngọc Quyến... công khai bán loại bóng này với giá 50.000 đồng/quả, thu hút sự tò mò của giới trẻ.

Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái, đê mê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng không thể kiểm soát, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác về mọi thứ xung quanh. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.

nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi
Thời điểm mới xuất hiện, khách hàng sử dụng bóng cười thường ở độ tuổi 20-25. Giờ đây, mọi người hoàn toàn có thể bắt gặp hình ảnh học sinh cấp 3, thậm chí cấp 2 ngồi hút bóng và cười thích thú tại các quán cà phê vỉa hè. (Ảnh: Giadinh)

  • Những tác hại khi sử dụng bóng cười?

Sau khi hít 10-30 giây, N2O sẽ gây một hiệu ứng sảng khoái, vui vẻ và duy trì trong 2-3 phút, làm giảm nhẹ sự tỉnh táo. Việc sử dụng thường xuyên “khí cười” thì có thể gây ra các rối loạn như: cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ và các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12.

Ngoài ra, việc dùng quá liều N2O sẽ dẫn đến rối loạn vận động, suy giảm nhận thức hay co giật... Lạm dụng hít 'bóng cười' có thể gây tác hại khôn lường: rối loạn thần kinh và đặc biệt là tổn thương não bộ vĩnh viễn.

- Theo báo chí, vào năm 2010, diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy.

- Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.

- Hãng tin BBC lấy số liệu từ Mỹ cho biết mỗi năm tại nước này có 15 trường hợp chết vì bóng cười.

- Tại Anh, từ năm 2006 đến 2012 có 17 ca thiệt mạng. 7,6% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi tại Anh và xứ Wales thừa nhận đã thử “bóng cười”.

nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi
N2O có tính oxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống, có thể gây ngạt; tác động vào não gây ảo giác. Nếu dùng nhiều, thần kinh luôn trong trạng thái bị kích thích, có khi rơi vào hôn mê sâu.

Các bác sĩ trên thế giới từng cảnh báo rằng bóng cười ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh người sử dụng, hệ tim mạch, nặng hơn là không kiểm soát được bản thân, trầm cảm, thậm chí là tử vong.

Việc lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ bị nghiện, rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen cảm giá "phê" với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác"phê" mạnh hơn như thuốc lắc, ma túy đá… Đây cũng là 1 hóa chất gây mê nên nếu dùng ở một lượng lớn khí cười có thể dẫn đến hôn mê.

nhung hiem hoa dang so tu trao luu bong cuoi
Hộp chứa Oxide Nitrous và bóng bay được sử dụng để hít khí cười (Ảnh: tiengchuong)
  • Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM: "Chất khí được bơm vào "bóng cười" chính là “khí cười” (N2O). Nitrous oxide được sử dụng trong y học từ hơn 150 năm trước để gây mê toàn thân. Tuy nhiên do tác dụng yếu nên hiện nay trong y học chất này ít được sử dụng đơn độc mà thường được sử dụng phối hợp với các thuốc gây mê khác. Cũng do hiệu quả gây mê yếu và ngắn nên N2O được ưa chuộng trong nha khoa và sản khoa (sinh thường). Bên cạnh đó, trong gây mê, khi dùng N2O cần có một lượng O2 pha chung để tránh bị ngạt thở. Đây là điều mà các "khí cười" đang có trên thị thường có thể không có nên người hít khí N2O có nguồn gốc phi y tế có thể bị ngạt”.
  • Theo PGS.TS Trần Hồng Côn - giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: "Khí cười hay còn gọi là N2O vốn là một loại khí được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Đó là một hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Sở dĩ gọi N2O là khí cười bởi có giả thuyết cho rằng, nó tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười. Hiện nay, khí cười thường được sử dụng trong nha khoa như một chất gây tê, giảm đau yếu. Sử dụng khí cười với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể, nhất là hệ thần kinh."

chọn
Bất động sản tháng 4/2024: Ban hành nghị định về lấn biển; giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nóng
Trong tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển; Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội xử lý hành vi thổi giá chung cư; Long An, Hậu Giang được duyệt chuyển đổi đất lúa làm loạt dự án nghìn tỷ; Bình Dương chấp thuận đầu tư KĐT tỷ USD;...