Những kiểu phá thai kỳ dị

Dùng que nứa chọc thẳng vào tử cung và uống nước từ dược thảo hay rau lá… là cách phá thai kỳ dị tại nhà. Khi áp dụng, ranh giới giữa cái chết và sự sống của sản phụ chỉ tính trong gang tấc.
nhung kieu pha thai ky di
Các trường hợp đợi làm thủ thuật kế hoạch hóa gia đình tại một bệnh viện ở TP.HCM (Ảnh: T.T.D)

TS Vương Thị Ngọc Lan - bộ môn phụ sản ĐH Y dược TP.HCM - khẳng định: "Dùng que nứa chọc thẳng vào tử cung hoặc uống các dược liệu không rõ nguồn gốc để chấm dứt thai kỳ là các phương pháp thủ công không có cơ sở khoa học, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào công bố. Vì thế người dân tuyệt đối không nên tin tưởng và áp dụng".

"Sản phụ, gia đình sản phụ cần cân nhắc, suy xét giữa lợi ích sức khỏe và những nguy cơ từ các biện pháp chấm dứt thai không an toàn để chọn lựa nơi thực hiện dịch vụ."

TS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN

Tử vong do "mụ làng"

Với nhiều ưu điểm được đồn thổi như nhanh chóng, tiết kiệm, bí mật… nên phá thai tại nhà bằng các phương pháp thủ công là lựa chọn số một đối với những chị em vùng sâu, vùng xa hoặc các bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn, lo sợ áp lực từ gia đình và xã hội.

Mới đây, một sản phụ 32 tuổi, ngụ ở xã Châu Phong, tỉnh Nghệ An tử vong do nhờ "bà mụ làng" phá thai vì mang thai con gái lần ba và nhà nghèo. Vị "mụ làng" này đã phá thai bằng cách dùng que nứa chọc thẳng vào tử cung, rồi cho uống nhiều rau ngót.

Trước đó, vào tháng 10-2017, tại Tuyên Quang, một bệnh nhân 27 tuổi cũng suýt mất mạng vì phá thai tại nhà bằng thảo dược không rõ nguồn gốc kết hợp với việc cho que tre dài 14,2 cm vào trong tử cung.

Băng huyết, thủng tử cung...

TS.BS Lê Thị Thu Hà - trưởng khoa sản N1 Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM - cho biết các thầy lang, bà mụ làng quê không được đào tạo bài bản về kiến thức y khoa nên nếu sản phụ có những biểu hiện cần cấp cứu như băng huyết, sốc nhiễm trùng… thì họ không biết xử trí và cấp cứu kịp thời, dẫn đến sản phụ tử vong.

Khi tiến hành chấm dứt thai kỳ, ngoài việc phải đảm bảo điều kiện y tế vô trùng còn phải trải qua nhiều quy trình nghiêm ngặt vì xương thai nhi có thể làm thủng tử cung, thậm chí thủng ruột... nếu cổ tử cung không mở rộng như yêu cầu.

"Hành động dùng que nứa chọc thẳng vào tử cung vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung, gây nhiễm trùng. Ngoài ra còn làm thủng tử cung và các tạng nằm xung quanh tử cung, gây chảy máu, xuất huyết nội… khi đó có thể cắt tử cung, thậm chí tử vong nếu giải quyết không kịp thời" - tiến sĩ Ngọc Lan cho biết thêm.

Các bác sĩ khoa sản cho hay thông thường, tại các cơ sở y tế, trước khi đưa ra quyết định chấm dứt một thai kỳ cần phải xem xét các điều kiện sau: tuổi thai, các bệnh lý nội khoa của người mẹ, tình trạng thai, tử cung và cổ tử cung…

"Đưa vật lạ vào âm đạo để phá thai nhưng thai nhi chưa được lấy ra thì thai phụ đã đối mặt với tử thần."

BS LÊ THỊ THU HÀ

Chấm dứt thai kỳ an toàn

Bác sĩ Thu Hà cho biết có 2 nhóm lý do để tiến hành chấm dứt hay không chấm dứt thai kỳ:

Lý do chính đáng nên chấm dứt thai kỳ là người mẹ mắc bệnh lý ngoại khoa, thai nhi bị dị tật hoặc các vấn đề về di truyền, mang thai sau một sự kiện đau buồn...

Lý do không chính đáng và không nên chấm dứt thai kỳ khi thai nhi đã quá 10 tuần tuổi như nhà nghèo, vỡ kế hoạch, muốn sinh con trai...

Nếu sản phụ không "rơi" vào những lý do chính đáng trên, khuyến khích không nên chấm dứt thai kỳ, đặc biệt thai nhi từ 3 tháng tuổi trở lên.

Việc chấm dứt thai kỳ thuộc nhóm lý do nào đi nữa thì người dân cần đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện chuyên khoa sản hoặc những phòng khám đã cấp giấy phép hoạt động. Ưu tiên nên đến các cơ sở y tế vì nếu có xảy ra trường hợp cấp cứu thì cũng kịp thời xử trí - các bác sĩ khuyến cáo.

Nhiều ca tai biến

Liên tiếp có nhiều ca tử vong và tai biến do phá thai tại nhà hoặc tại cơ sở không được phép gần đây. Gần nhất là trong tháng 3 vừa qua, Sở Y tế Nghệ An đã phạt bà lang vườn Đinh Thị Thanh 50 triệu đồng vì phá thai bằng cách đặt dụng cụ thông tiểu vào tử cung và cho uống nước rau ngót để phá thai cho một thai phụ, khiến thai phụ tử vong hôm 15-3.

Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế Đinh Anh Tuấn cũng đã có văn bản gửi các sở y tế, cho hay mặc dù sinh đẻ là quá trình sinh lý bình thường, nhưng khi mang thai, sinh đẻ thì phụ nữ cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc, quản lý thai nghén, đỡ đẻ, tiêm ngừa cho bé… Việc từ chối sinh đẻ tại cơ sở y tế, từ chối tiêm văcxin có thể dẫn đến những nguy cơ khó lường cho sức khỏe của mẹ và bé.

L.ANH

nhung kieu pha thai ky di Thầy lang phá thai chui bị phạt 50 triệu đồng
nhung kieu pha thai ky di Bộ Y tế gửi công văn khẩn chỉ đạo làm rõ tin 'thầy lang' phá thai khiến sản phụ tử vong ở Nghệ An
nhung kieu pha thai ky di Nữ hộ sinh 'tự ý lấy thuốc' nên nhầm thuốc dưỡng thai thành phá thai
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.