Những lễ nhậm chức tổng thống Mỹ đáng nhớ

George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ, có bài phát biểu ngắn nhất trong lịch sử với vỏn vẹn 135 từ, trong khi đó Tổng thống William Henry Harrison giữ kỷ lục diễn văn dài nhất.
nhung le nham chuc tong thong my dang nho Nhà Obama sẽ rời Washington sau lễ nhậm chức của Trump
nhung le nham chuc tong thong my dang nho Ông Trump sẽ làm gì trong lễ nhậm chức tổng thống Mỹ?

nhung le nham chuc tong thong my dang nho

George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ, nhậm chức ngày 30/4/1789. Lễ nhậm chức lần thứ hai của ông cũng đi vào lịch sử nhờ diễn văn ngắn kỷ lục với vỏn vẹn 135 từ. Buổi lễ diễn ra ngày 4/3/1793 tại Philadelphia, bang Pennsylvania. Ảnh: Library of Congress

nhung le nham chuc tong thong my dang nho
Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Mỹ, tới lễ tuyên thệ nhậm chức năm 1801 trên lưng ngựa. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên tổ chức lễ nhậm chức tại thủ đô Washington D.C. Bài diễn văn của Tổng thống Jefferson cũng là phát biểu nhậm chức của tổng thống Mỹ đầu tiên được in lại trên báo. Ảnh: Picture History
nhung le nham chuc tong thong my dang nho

Tổng thống William Henry Harrison ghi dấu ấn với bài diễn văn hơn 8.000 từ, dài nhất trong lịch sử, khi nhậm chức năm 1841. Ông Harrison đã phát biểu suốt hai giờ đồng hồ dưới bão tuyết mà không hề có mặc áo khoác, đội mũ hay đi găng tay. History giải thích mục đích của Tổng thống Harrison là nhằm chứng minh sức mạnh và sự rắn rỏi của mình đối với những người coi ông chỉ là "trí thức nhẹ cân". Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Harrison đột ngột qua đời vì viêm phổi, trở thành vị tổng thống có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử Mỹ. Ảnh: Library of Congress

nhung le nham chuc tong thong my dang nho
Lễ nhậm chức của Tổng thống Zachary Taylor theo dự kiến diễn ra ngày 4/3/1849, song được dời sang ngày 5/3 vì rơi trúng Chủ nhật, đánh dấu lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ không có tổng thống trong vòng 24 giờ. Ảnh: Library of Congress
nhung le nham chuc tong thong my dang nho

Trong bối cảnh Nội chiến sắp bùng nổ, lễ nhậm chức năm 1861 của Tổng thống Abraham Lincoln diễn ra trong điều kiện an ninh thắt chặt. Nhiệm kỳ lần hai ngày 4/3/1865 của ông cũng ghi dấu ấn khi lần đầu tiên người Mỹ gốc Phi tham dự đoàn diễu hành và bài phát biểu 700 từ kêu gọi nước Mỹ hàn gắn sau nội chiến. Chưa đầy một tháng sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, Lincoln bị ám sát. Ảnh: CNN

nhung le nham chuc tong thong my dang nho
Lễ nhậm chức của Tổng thống Theodore Roosevelt là lần đầu tiên là buổi lễ được tổ chức ngày 20/1 thay vì ngày 4/3 như trước đó. Theo News Mic, trong buổi lễ, ông Roosevelt đeo một chiếc nhẫn có chứa sợi tóc của cố Tổng thống Abraham Lincoln. Ảnh: Library of Congress
nhung le nham chuc tong thong my dang nho
Tổng thống Harry S. Truman cầm cuốn Kinh thánh khi tuyên thệ năm 1945. Bên cạnh ông là phu nhân Elizabeth và con gái Margaret. Sau khi tái đắc cử năm 1948, lễ nhậm chức của Tổng thống Truman năm 1949 lần đầu tiên được truyền đi trên sóng vô tuyến. Ảnh: Getty
nhung le nham chuc tong thong my dang nho
Lễ nhậm chức của Tổng thống John F. Kennedy năm 1961 do Thẩm phán tối cao Earn Warren chủ trì. Ở tuổi 43, ông Kennedy là tổng thống trẻ tuổi nhất đắc cử trong lịch sử nước Mỹ. Buổi lễ của Kennedy cũng là lễ nhậm chức đầu tiên được phát sóng trên tivi màu. Ảnh: Getty
nhung le nham chuc tong thong my dang nho
Kỷ nguyên số đi vào lịch sử lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ, khi Bill Clinton tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai năm 1997. Theo Business Insdier, đây là lễ nhậm chức đầu tiên được truyền trực tiếp trên Internet. Ảnh: Library of Congress
nhung le nham chuc tong thong my dang nho

Lễ nhậm chức ngày 20/1/2009 của Tổng thống Barack Obama hiện giữ kỷ lục về số người đổ về Washington tham dự và lượt xem trên Internet. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ có tổng thống người da màu. Ông Obama cũng giữ kỷ lục về lễ nhậm chức tốn kém nhất trong lịch sử với chi phí lên tới 150 triệu USD, tuy nhiên hơn 2/3 số này đến từ các nhà tài trợ tư nhân. Ảnh: Library of Congress

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.