Những lí do khiến chuyên gia tranh luận về việc làm cảng Liên Chiểu hay mở rộng cảng Tiên Sa

Các nhà khoa học cho rằng, mở rộng cảng Tiên Sa sẽ phải lấy đất của Vùng 3 Hải quân - đất quân sự nên sẽ là viễn vông, rất khó, đụng đến đất bán đảo Sơn Trà thì càng không thể.
DSC_3979

Hội thảo phương án qui hoạch cảng biển trên địa bàn TP Đà Nẵng. (Ảnh: Văn Luận).

Ngày 7 và 8/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị phản biện và hội thảo quốc tế để lấy ý kiến các nhà nghiên cứu, khoa học, đơn vị tư vấn trong và ngoài nước về việc qui hoạch đô thị Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; qui hoạch cảng biển.

Vì sao Đà Nẵng nên đầu tư làm cảng Liên Chiểu?

DSC_3987

Đơn vị tư vấn đề xuất mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu. (Ảnh: Văn Luận).

Tranh luận nhiều nhất trong qui hoạch đô thị Đà Nẵng là đơn vị tư vấn đề xuất mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu.

Theo đơn vị tư vấn, việc xây dựng cảng Liên Chiểu, phân luồng cho tàu thuyền ra vào sẽ hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm từ khu vực cảng đến ghềnh Nam Ô.

Ngoài những thông tin chung đề xuất, đơn vị tư vấn không có số liệu so sánh, phân tích khoa học nên không thuyết phục được các nhà nghiên cứu, khoa học, chuyên gia quốc tế, người từng có kinh nghiệm đầu tư, quản lí cảng biển.

Anh

Cảng Tiên Sa. (Ảnh tư liệu).

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, việc đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa là không thể vì những lí do sau đây:

Thứ nhất, mở rộng cảng Tiên Sa sẽ phải lấy đất của Vùng 3 Hải quân, đất quân sự nên sẽ là viễn vông, rất khó, đụng đến đất bán đảo Sơn Trà – càng không thể.

Thứ hai, cảng Tiên Sa sắp quá tải 12 triệu tấn, chỉ còn 2-3 năm nữa. Chính phủ đã quyết định giao UBND TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư cảng Liên Chiểu. 

Dự án cảng Liên Chiểu được quyết định đầu tư qui mô 220 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỉ đồng, chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2019 đến năm 2022 có tổng mức đầu tư hơn 7.370 tỉ đồng.

Nếu theo đề xuất của đơn vị tư vấn, thành phố sẽ phải làm lại từ đầu theo qui trình, trình lên Thủ tướng, Chính phủ, các Bộ.

Theo ông Nguyễn Hữu Sia, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần cảng Đà Nẵng, Đà Nẵng làm cảng Liên Chiểu là tốt nhất, không mở rộng cảng Tiên Sa.

Đà Nẵng muốn phát triển kinh tế, phải chọn và làm logistics. Làm riêng cảng Liên Chiểu vận chuyển hàng hóa, giải quyết được vấn đề tai nạn giao thông thời gian qua bởi xe container đi tuyến Ngô Quyền – Ngũ Hành Sơn.

Theo lãnh đạo TP Đà Nẵng, đơn vị tư vấn phải có trách nhiệm trong việc đề xuất mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu; không được đẩy trách nhiệm ngược về phía thành phố quyết định.

Đơn vị này phải có trách nhiệm với đề xuất, phân tích, đưa ra phương án tối ưu về qui hoạch đô thị, bám sát Nghị quyết 43-NQ/TW về phát triển đô thị Đà Nẵng.

Phát triển Đà Nẵng về phía Tây

Theo đơn vị tư vấn Surbana Jurong, đề xuất mô hình đô thị cho Đà Nẵng là một đô thị nén cho khu vực trung tâm và phát triển mở rộng về phía Tây. Phát triển Đà Nẵng như đô thị lõi của vùng đô thị bao gồm các tỉnh, thành lân cận.

Cấu trúc đô thị gồm 3 phân vùng phát triển, với khu vực mặt nước dọc theo bờ biển và sông, khu công viên giữa đô thị và khu vực sườn đồi phía Tây.

Sau năm 2030, khu vực vùng đồi phía Tây sẽ có mật độ dân số cao hơn với các chung cư cao tầng. Đến năm 2045, dân số trẻ sẽ phải sống dịch về ngoại thành phía Tây thành phố.

Đơn vị tư vấn đề xuất chọn phương án phát triển tối đa sân bay Đà Nẵng, nghiên cứu mô hình đô thị sân bay. Đồng thời, mở rộng cảng Tiên Sa, không phát triển cảng Liên Chiểu.

DSC_3977

Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng. (Ảnh: Văn Luận).

Theo ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng, việc thực hiện điều chỉnh qui hoạch chung của Đà Nẵng có một tầm quan trọng đặc biệt, hướng tới một đô thị hiện đại, văn minh, đạt tầm cỡ trong khu vực.

Chính vì vậy, yêu cầu đơn vị tư vấn Surbana Jurong cần bám sát Nghị quyết 43-NQ/TW đặt mục tiêu Đà Nẵng trở thành hạt nhân, trung tâm kinh tế - xã hội, đầu mối giao thông và nút quan trọng trong mạng lưới sản xuất và logistics cả nước, kết nối tổng thể với các địa phương lân cận.

Từ nay đến Tọa đàm Mùa Xuân 2020 (dự kiến tổ chức tháng 3/2020) hoàn thiện qui hoạch, không còn nhiều thời gian, đơn vị tư vấn cần tiếp thu các ý kiến, bám sát Nghị quyết 43-NQ/TW để qui hoạch đô thị Đà Nẵng hoàn chỉnh, chặt chẽ.

Giữa năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương điều chỉnh Qui hoạch chung TP Đà Nẵng và đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh qui hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Định hướng phát triển đô thị Đà Nẵng là phát triển theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng. Về cấu trúc đô thị, phát triển hài hòa với bảo tồn và phát triển cấu trúc khung thiên nhiên biển - sông - núi trong lòng đô thị vốn là đặc trưng, bản sắc của đô thị Đà Nẵng.

Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm đô thị theo mô hình đô thị nén, hiện đại đồng thời đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội tương ứng. Từ đó, đảm bảo nâng cao chất lượng sống cho cư dân đô thị; phát triển đô thị xanh - sinh thái cho khu vực ngoại vi.

Tại cuộc "Tọa đàm mùa xuân 2019" của TP Đà Nẵng diễn ra ngày 1/3, Tập đoàn Surbana Jurong kí kết với TP Đà Nẵng trong việc tư vấn lập đồ án điều chỉnh Qui hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.