Những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết mà gia đình cần biết

Bao sái bàn thờ là phong tục có từ lâu đời và thường được các gia đình Việt rất coi trọng. Do đó, cùng tìm hiểu về những lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết sau đây để có được tài lộc và vận may cho năm mới.

3 điều nên làm khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết

Trong văn hóa người Việt Nam, bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tổ tiên trong gia đình. Do đó, nơi đây vô cùng linh thiêng và tôn kính nhất nên thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. 

Vậy nên, khi lau dọn bàn thờ ngày Tết, bạn cần phải hết sức thận trọng để tránh làm phật lòng gia tiên cũng như không để ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và vận may trong nhà. Hãy cùng tìm hiểu những điều lưu ý khi dọn dẹp ngày Tết cho bàn thờ ngay sau đây: 

Lựa chọn thời điểm dọn bàn thờ gia tiên thích hợp

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam xưa, việc chọn được ngày đẹp để tiến hành việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu chuẩn bị đón gia tiên về “ăn Tết”. 

Chính vì thế, khi bước vào tháng Chạp Âm lịch (tháng 12), nhiều người đã lựa chọn ngày tốt, giờ đẹp để việc dọn dẹp bàn thờ diễn ra thuận lợi, như ý. Theo đó, các gia đình hãy nên chọn thời điểm thích hợp được gợi ý như sau: 

- Dọn dẹp bàn thờ vào ngày 23/12 (tức là ngày tiễn Táo quân chầu trời)

- Chọn các ngày tốt khác trong tháng Chạp gồm ngày 20/12, 26/12 và 28/12 trong trường hợp gia đình không thể thực hiện công việc dọn dẹp bàn thờ vào ngày 23 Âm lịch. 

- Chọn các ngày khác nếu không thể dọn dẹp vài thờ vào các thời điểm tốt trên, cụ thể: trước ngày Rằm (12 - 14 Âm lịch) và trước ngày 23 Âm lịch (19 - 22 Âm lịch). 

Ảnh: Vạn An Lộc

Chuẩn bị lễ vật xin phép gia tiên

Trước khi bắt đầu công việc dọn dẹp thì bạn cần chuẩn bị mâm cúng gồm hoa quả các loại trên bàn thờ, sau đó thắp một nén hương xin phép cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ. 

Song song đó, bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn được phủ vải đỏ hoặc giấy đỏ đối diện với bàn thờ gia đình để đặt bài vị (Lưu ý: Nếu bàn thờ nhà bạn có cả bài vị thần linh và gia tiên thì hãy đặt riêng, không được đặt chung với nhau). 

Sau đó, gia chủ bắt đầu tiến hành đọc văn khấn theo mẫu sau đây rồi đợi hương tàn hết mới bắt đầu dọn dẹp bàn thờ: 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ..................

Ngụ tại: ......................

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại …. (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày …. tháng Chạp năm …. , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ …. chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Ảnh: Xưởng Gốm Bát Tràng

Lau rửa bàn thờ bằng nước ấm

Khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, bạn nên dùng nước ấm và không nên dùng nước lạnh để rửa các vật phẩm trên bàn thờ, từ bài vị, bát hương đến chân đèn, bộ đỉnh hạc, chóe thờ,... 

Nước ấm có khả năng loại bỏ những mảng bám, bụi bẩn trên bàn thờ và các vật dụng thờ cúng. Bạn chỉ cần đun nước sôi trong khoảng 15 - 20 phút rồi để nguội bớt, sau đó dùng khăn nhúng nước để lau. Ngược lại, việc sử dụng nước lạnh sẽ không có tác dụng tẩy sạch vết bẩn được như nước ấm và đặc biệt là phạm phải những điều kiêng kỵ. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, bạn có thể lau dọn bàn thờ bằng các loại nước khác như sau: nước rượu pha gừng (gia tăng tài lộc, vận may cho gia đình) và nước ngũ vị hương (có công dụng xua đuổi tà khí). 

Ảnh: TinTucOnline

Những điều kiêng kỵ khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Trong lúc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết, bạn cũng cần thận trọng lưu ý những điều không nên làm sau đây để tránh phạm phải điều đại kỵ: 

Di chuyển chân bát hương quá nhiều

Theo quan điểm của người xưa, bát hương không chỉ là hình thức hội tụ tâm thức mà còn được xem là sợi dây vô hình liên kết giữa cõi âm và cõi trần. Nếu di chuyển bát hương một cách bừa bãi thì có thể chuyển sang hướng xấu và thậm chí là làm đứt sợi dây liên kết ấy. 

Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, từ đó gặp nhiều tai ương trong cuộc sống. Đồng thời, con cháu còn gặp nhiều điều không may trong chuyện học hành, công việc. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ, tốt nhất là chỉ nên lau bát hương sạch sẽ và không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển.

Ảnh: Đồ Đồng Dung Quang Hà

Tỉa và đổ chân hương sai cách

Khi thấy hương đầy, nhiều người lựa chọn tỉa và đổ bớt chân hương. Nếu như làm vậy, bạn không những làm xê dịch bát hương mà còn gây tiêu tán tài lộc khi tro đổ ra ào ạt. 

Cách tỉa chân hương đúng là một tay giữ bát hương, tay còn lại rút các chân hương thật nhẹ nhàng để không làm tung tóe tro, đồng thời hãy giữ lại 3, 5 hoặc 7 chân để mang lại vận may cho gia đình. 

Đặc biệt là không nên vứt chân hương một cách bừa bãi hay bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu nếu không muốn bị “tán tài”, phạm phải điều xấu. Theo đó, chân hương tỉa cần được đốt và thả xuống sông, hồ hoặc hòa với nước để bón cây. 

Ảnh: Eva

Dùng nước lạnh để rửa bài vị

Chuyên gia cho biết, bạn không nên sử dụng nước lạnh mà nên dùng nước ấm khi rửa bài vị. Chỉ có như vậy thì các vị thần linh, tổ tiên mới ban phước lành, vận may cho gia đình. Bên cạnh đó, một số người cho rằng nước lạnh sẽ không có tác dụng tẩy sạch những vết bụi bẩn bám trên bài vị như nước ấm hoặc các loại nước được pha chế. 

Lưu ý, trường hợp bài vị của thần phật thì bạn hãy lau trước, sau đó đổ nước rồi mới lau bài vị của tổ tiên. Bên cạnh đó, gia chủ tuyệt không lau bài vị của tổ tiên trước bởi theo quan niệm người xưa, đó là điều bất kính, mạo phạm với thần phật bởi thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Ảnh: Báo Thanh Niên

Sắp xếp đồ thờ Phật, gia tiên không đúng vị trí

Trước khi mang đồ thờ xuống cọ rửa, bạn hãy nhớ thật kỹ vị trí để sắp xếp lại cho đúng vị trí. Nếu đặt các đồ thờ cúng sai thì có thể sẽ ảnh hưởng đến vận trình tài lộc của gia chủ. Đồng thời, khi cọ rửa các đồ thờ, gia chủ hãy hạ các món đồ thờ xuống rồi để ngay ngắn tất cả trên bàn to được phủ vải. 

Với tro, bát bát hương cũ hoặc các vật phẩm đồ thờ cũ khi muốn thay mới, tốt hơn là thả xuống ao hồ sạch sẽ, thoáng mát. Riêng bàn thờ cũ, cây nến, cây hương bằng gỗ sơn son thếp vàng cổ thì cần hóa đi, chứ không được vứt lung tung để tránh “phạm” vào điều đại kỵ. 

Ảnh: Mộc Gia

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.