Những mảnh đời già cô quạnh, buồn tủi vì đẻ một con

Shidu fumu, hay "thất độc phụ mẫu", là cụm từ để chỉ các bậc cha mẹ lớn tuổi ở Trung Quốc có người con duy nhất qua đời. Hệ quả từ chính sách một con, họ sống trong cô độc ở tuổi già vì không có con cái chăm sóc. 
nhung manh doi gia co quanh buon tui vi de mot con
Có con cháu là niềm vui tuổi già. Nhưng nhiều cụ ông cụ bà ở Trung Quốc không may mắn khi người con duy nhất của họ qua đời. Ảnh: SCMP

"Thời Mao Trạch Đông, cả tôi và chồng đều còn trẻ. Chúng tôi tuân thủ theo đường lối của đảng, thực hiện các nghĩa vụ và chấp hàng chính sách của đảng", cụ bà Wang Aiying, 63 tuổi, trả lòng. Điều đó đồng nghĩa với việc bà tuân thủ chính sách một con của nhà nước.

Nhưng cũng vì điều đó, bà đã sống trong cảnh cô đơn suốt hai năm qua sau khi cậu con trai duy nhất qua đời. Theo SCMP, bà Wang là một trong nhiều bậc cha mẹ lớn tuổi ở Trung Quốc có người con duy nhất qua đời. Họ được gọi là shidu fumu, hay "thất độc phụ mẫu".

Những nỗi đau không nói thành lời

Con trai Chang Jia của cụ Wang đã suýt không được chào đời. Năm 1980, khi đang nằm viện lúc mang thai vài tuần, bà Wang được quản lý tại nhà hát nơi làm việc đến thăm. Tuy nhiên, họ đến và nói rằng bà mang thai mà không được sự đồng ý của ban giám đốc.

"Họ nói rằng vẫn chưa đến lượt tôi. Tôi hỏi lại: 'Cái gì cơ? Các người nghĩ tôi có thể trả lại món quà từ trời ban này ư?'", bà kể lại.

Người phụ nữ 26 tuổi khi đó đã quyết tâm đấu tranh để giữ lại con. Tuy nhiên sau khi sinh, bà được yêu cầu không sinh tiếp đứa thứ hai. Bà đồng ý và được trao chứng nhận vì chỉ sinh một con.

"Khi đó, tôi thấy vinh dự vì mình đã làm theo quy định của đảng", bà Wang nói. Sinh ra trong đình có 5 anh chị em, bà cho rằng chính sách một con của chính phủ rất hợp lý và những người trẻ như bà nên làm theo.

Năm 2012, Chang được chẩn đoán ung thư. Anh qua đời hai năm sau đó ở tuổi 35. Kể từ khi mất con, bà Wang như người mất trí. Không có lương hưu vì bị sa thải trước tuổi nghỉ hưu, cặp vợ chồng đang đối mặt với tuổi già cô quạnh, không sự hỗ trợ của con cái.

Bà Wang đã viết đơn xin trợ cấp 3.000 nhân dân tệ theo chính sách dành cho những ông bố bà mẹ chỉ có một con nhưng gặp rất nhiều trở ngại. Vì bị sa thải năm 2013, bà không đủ điều kiện nhận trợ cấp. "Không có tiền, con trai thì cũng đã mất. Tại sao tôi phải đi hết nơi này đến nơi khác để xin được chút tiền trợ cấp như thế này", bà Wang than thở.

Theo số liệu thống kê năm 2013, Trung Quốc hiện có ít nhất một triệu người già neo đơn và con số này dự kiến năng 76.000 người mỗi năm. Thế hệ "thất độc phụ mẫu" đầu tiên theo chính sách một con giờ đã 50-60 tuổi. Không có con cái chăm sóc, họ thường tự thấy mình giống như đối tượng bị xã hội "khinh miệt".

Wang cho biết nhiều người còn chế giễu vì con trai bà qua đời. Hồi tháng 4, bà Wang báo với bảo vệ khu vực về việc bị mất xe, nhưng rồi chỉ nhận được câu nguyền rủa rằng "bà sẽ chết mà không có con nối dõi".

nhung manh doi gia co quanh buon tui vi de mot con
Ông Zhao, 66, lo lắng cho tương lai khi cậu con trai duy nhất đã qua đời. Ảnh: Fan Liya

Chồng bà Wang là ông Chang Shunde, 67 tuổi. Từ sau cơn nhồi máu não năm 2010, ông đi không vững, nói chuyện hay nghe cũng đều rất khó khăn. Nghe vợ kể lại những ấm ức, ông chỉ biết khóc nhưng không nói nên lời. "Khi cần sự giúp đỡ, tôi thấy thật khổ tâm", bà Wang tâm sự.

Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách một con vào năm 1979. Giờ đây, chính quyền Trung Quốc đang phải thay đổi lộ trình lần nữa bởi tình trạng già hóa dân số là một gánh nặng cho nền kinh tế nước này. Chính sách một con được nới lỏng năm 2013 và xóa bỏ đầu năm 2016.

Vết thương tâm lý

"Vợ tôi cũng bị ép phá thai khi đang mang thai 4 tháng", ông Zhao Bingyi, 66 tuổi, cho biết. Khi đó, ngày nào cán bộ nhà máy cũng đến nhà ông, cho đến khi vợ chồng ông đồng ý bỏ đứa trẻ.

Không ngờ rằng cậu con trai duy nhất của họ lại ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Ông Zhao trở thành "thất độc phụ mẫu". Người con trai ra đi để lại cô con gái nhỏ hai tuổi, người mẹ chỉ về thăm con vào cuối tuần.

Năm 2016, ông Zhao cùng hàng trăm người tham gia biểu tình để kêu gọi tăng trợ cấp cho người già neo đơn, nhưng không nhận được đối thoại. Năm nay, khi định tham gia một cuộc biểu tình khác, chính quyền địa phương đã tới nhà, biếu trái cây và đề nghị ông cam kết không viết đơn kiến nghị. Nhiều "thất độc phụ mẫu" cảm thấy đau lòng nên không đăng ký nhận trợ cấp 340 nhân dân tệ mỗi tháng. Nhưng cũng có trường hợp không hề hay biết về số tiền này.

Khi nhắc đến các trường hợp của Wang và Zhao, bác sĩ tâm lý Liu Fengqin nhận xét: "Thế hệ này đã chịu quá nhiều nỗi đau. Khi còn nhỏ, họ không được ăn no vì nạn đói. Lớn hơn một chút, họ không được đến trường vì cuộc cách mạng nông nghiệp. Đến tuổi đi làm, họ đối mặt với các đợt giảm biên chế, rồi sau đó là chính sách một con".

Báo cáo năm 2013 cho thấy 70-80% "thất độc phụ mẫu" gặp chấn thương tâm lý, một nửa trong số đó bị trầm cảm.

Vợ chồng ông Zhao nghỉ hưu năm 2007, bắt đầu cuộc sống trông cậy vào nhau. Mỗi lần nhắc đến con, cặp vợ chồng lại khóc. Bà Li Shuju vợ ông thậm chí còn quầng thâm mắt vì khóc quá nhiều.

nhung manh doi gia co quanh buon tui vi de mot con Bi kịch 'gái mại dâm cao tuổi' ở Hàn Quốc
nhung manh doi gia co quanh buon tui vi de mot con Nỗi ám ảnh sinh con của người Trung Quốc
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.