Những món ăn phải thưởng thức khi đến Yên Bái

Có những món ăn nghe tên thì quen, nhưng khi thưởng thức lại thấy khác. Đó là bởi sự khéo léo trong chế biến và sự tinh tế trong lựa chọn nguyên liệu của nền ẩm thực Yên Bái.

Khi đến bất kỳ một vùng đất nào, ngoài khám phá cảnh sắc thiên nhiên thì việc trải nghiệm ẩm thực cũng là điểm hấp dẫn, lôi cuốn nhiều du khách trong nước và quốc tế. Tuần lễ văn hóa ruộng lúa bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) bắt đầu từ ngày 17/9 - 20/9 là thời điểm thích hợp nhất để du khách cùng nhau khám phá những món ăn đặc trưng nhất nơi đây:

1. Xôi ngũ sắc

Món ăn mang nét đặc trưng nhất của người dân Yên Bái phải kể đến món xôi ngũ sắc. Món ăn này hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương. Không chỉ đẹp mắt bởi sự đan xen giữa các khối màu sắc mà loại xôi này còn rất thơm ngon do sự kết hợp của nhiều loại lá cây rừng.

tin nhap 20160908140756
Xôi ngũ sắc. Ảnh: báo Yên Bái

Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu: xanh – đỏ – tím –vàng – trắng. Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa ban thì tượng trưng cho thuyết âm dương Ngũ hành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc.

2. Thịt trâu gác bếp

Món thịt trâu gác bếp là món ăn đặc trưng của người Thái đen, món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.

tin nhap 20160908140756
Trâu gác bếp chín' tới sẽ mềm và đậm đà. Ảnh: Báo Yên Bái.

Mùi khói trong thịt trâu khiến ai nhạy cảm đều rất khó chịu, tuy nhiên để át đi mùi khói và tăng thêm hương vị của món thịt, phải nhờ vào kỹ thuật tẩm ướp trước khi gác bếp. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như: ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

3. Lạp xưởng

Lạp xưởng không phải là món ăn quá đặc biệt đối với nhiều người, bởi ở vùng Tây Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang...đều có món ăn này. Tuy nhiên, nguyên liệu và cách làm của người Yên Bái lại tạo ra hương vị rất riêng biệt cho món ăn này.

tin nhap 20160908140756
Món đặc sản của người dân Yên Bái. Ảnh: Cung phượt.

Nhiên liệu để sấy thịt và lạp xưởng cũng không đơn giản, phải là than hoa, bã mía, vỏ trấu, lá quế tươi, nếu là củi thì phải là thân cây quế, là thân tươi càng tốt.

4. Bánh chưng đen

Bánh chưng đen của đồng bào dân tộc Thái nơi đây làm ra với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Để tạo được màu đen cho chiếc bánh, đồng bào nơi đây lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột than thành màu đen. Do đó, khi ăn từng miếng bánh trưng bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất thơm ngon, sự dẻo dai của gạo nếp và mùi vị dịu mát từ lá rừng.

tin nhap 20160908140756
Ảnh: Báo Gia đình và Xã hội.

5. Bánh chuối Lục Yên

Từ lâu chuối đã trở thành cây gần gũi, gắn bó với người Tày Lục Yên, bởi những hữu ích từ cây chuối đem lại. Hiểu và đánh giá đúng vị trí của chuối trong đời sống của mình mà người Tày đã sáng kiến tái hiện sự thanh tao, hấp dẫn của hương vị chuối bằng cách chế biến thành một sản vật ngon - bánh chuối - chứa đựng giá trị tinh thần được truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ sau.

tin nhap 20160908140756
Bánh chuối ngọt ngào, dai dẻo. Ảnh: Cung phượt.

Điều hấp dẫn ở bánh chuối là ngoài nhân có đỗ, lạc và đường còn lại các phụ gia đều từ chuối. Lá gói bánh cũng từ lá chuối trong vườn, dây gói bánh cũng từ dây chuối đúng là chẳng giống với bất kỳ loại bánh nào. Chẳng thế mà bánh chuối rất dễ thưởng thức, vừa ngon vừa lạ, hấp dẫn khách gần xa.

6. Mât ong nhãn Văn Chấn

Với diện tích hàng ngàn ha trồng nhãn, khu vực Văn Chấn, Nghĩa Lộ là địa điểm khá lý tưởng để thưởng thức hương vị mật ong nhãn. Mật ong nơi này có vị ngọt dịu và rất thơm.

tin nhap 20160908140756
Ảnh: Báo Gia đình và Xã hội.

7. Muồm muỗm rang

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon từ muồm muỗm. Nhưng muồm muỗm rang giòn vẫn là đặc sản được người dân nơi đây ưa chuộng nhất. Muồm muỗm rang chín có màu vàng sậm, rất thơm. Hay món muồm muỗm om với nước măng chua (hoặc giấm gạo) trên bếp lửa liu riu.

tin nhap 20160908140756
Ảnh: Báo Gia đình Việt Nam.
chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.