Những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh

Một trong số chúng có hình thù rất nhỏ bé và cũng có những sinh vật rất đỗi quen thuộc trong cuộc sóng hàng ngày của chúng ta, nhưng thực tế lại là những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh.

Hải cẩu trùm đầu

Con hải cẩu đực có một cái bong bóng trên đầu trông rất lạ lùng, bong bóng xuất hiện khi con vật thở mạnh và xẹp xuống khi nó hít vào.

Loài vật này khá khó gần và tách biệt lãnh địa với các loài hải cẩu khác và chúng thuộc bộ ăn thịt cực kì hung hăng.

Những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh - Ảnh 1.

Chúng thường ăn các loài giáp xác, cá, mực, sao biển và trai. Da chúng có màu xám bạc hoặc vàng với những đốm có kích thước khác nhau.

Cái "mũ trùm đầu" của con đực dùng để đe dọa kẻ thù, bảo vệ thức ăn trước các loài khác và gây sự chú ý với con cái.

Cái mũ khi lắc sẽ phát ra âm thanh vừa thu hút bạn tình vừa thể hiện sức khỏe tình dục. Hải cẩu trùm đầu sống ở biển Bắc cực xung quanh Canada, Greenland và Iceland.

Bọ cạp đuôi bò

Đối với những vết căn của bọ cạp bình thường, chúng sẽ để lại cảm giác nhức nhối khủng khiếp, nhưng loại nọc đó còn thua xa nọc của bọ cạp đuôi bò (hay còn được biết với tên bọ cạp đuôi dày).

Giống như rắn hổ mang, con bọ cạp này có thể phụt nọc đi xa đến hơn 1 mét. Mặc dù không làm cho nạn nhân tử vong, nhưng chất độc trong nọc gây mù tạm thời, nếu không chữa trị kịp thời sẽ mù vĩnh viễn.

Những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh - Ảnh 2.

Được xếp loại một trong những nhóm bọ cạp nguy hiểm nhất thế giới, may mắn là nó chỉ sống tập trung ở vùng Trung Đông và Châu Phi – nơi có khí hậu khô nóng. Trung bình một con bọ cạp loại này dài khoảng 10 cm.

Với nọc độc chứa chất thần kinh mạnh và tác dụng tức thì, con vật này gây ra cái chết cho nhiều người ở đây mỗi năm.

Ong bắp cầy khổng lồ châu Á

Kích thước ong bắp cầy khổng lồ châu Á to gần bằng một ngón tay cái. Sải cánh của chúng lớn hơn một số loài chim ruồi.

Loài này khi bay đạt vận tốc 40km/h và có thể bay nhanh hơn khi chúng di chuyển theo đàn.

Những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh - Ảnh 3.

Ong bắp cầy khổng lồ châu Á, còn gọi là ong bắp cầy khổng lồ Nhật Bản, là nguyên nhân của hàng loạt trường hợp tử vong tại đất nước mặt trời mọc mỗi năm.

Ngòi của loài ong này dài 6,35mm.

Nọc của chúng, chứa Acetylcholine liều cao và một loại enzyme hòa tan các mô tế bào của con người, tấn công vào hệ thần kinh, làm tổn thương các mô của nạn nhân, gây ra sự đau đớn tột bậc và đe dọa tới tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Một vết cắn của loài ong này cũng đủ giết chết một người đàn ông trưởng thành. Hơn thế nữa, nọc của chúng tiết ra một mùi đặc trưng và thu hút các con khác tới tấn công nạn nhân.

Ruồi xê xê

Ruồi xê xê, tên khoa học là Glossina, là một loài côn trùng hút máu và truyền bệnh nguy hiểm nhất thế giới.

Chúng sống tại vùng nhiệt đới châu Phi và truyền bệnh ngủ, loại bệnh nguy hiểm nhất nơi đây, tới con người và động vật.

Những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh - Ảnh 4.

Khi bị loài ruồi này đốt, nạn nhân xuất hiện các triệu chứng như đau đầu nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt, sưng tấy, nói lắp, động kinh,... sau đó là buồn ngủ và hôn mê sâu.

Căn bệnh này sẽ gây tử vong nếu các nạn nhân không được cứu chữa kịp thời.

Glossina sinh sản 4 lần trong năm và tuổi thọ của chúng kéo dài từ một đến 3 tháng.

Loài này hút máu và truyền trùng tripnanosoma vào cơ thể nạn nhân mỗi ngày, ảnh hưởng tới gần nửa triệu người dân của 36 nước châu Phi mỗi năm.

Kiến thợ săn

Cái tên của sinh vật nhỏ bé này khá hợp với nó. Mọi người nói sự đau đớn từ nọc của côn trùng này thì thật dữ dội. Cảm giác như bạn bị dính một phát đạn vậy.

Những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh - Ảnh 5.

Khi bị chích cơn đau hành hạ suốt từ 12 đến 24 tiếng. Nọc của kiến thợ săn chứa một độc tố toxin tập trung vào trung tâm hệ thống thần kinh, mà nguyên nhân gây liệt đủ mạnh để hạ gục cơ thể một người đàn ông trưởng thành.

Kiến thợ săn thường được sử dụng để bắt đầu nghi thức chiến đấu của một số bộ tộc ở rừng mưa Nam Mỹ.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.