Những sự kiện thiên văn kỳ thú đáng chú ý năm 2023

Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến những trận mưa sao băng, trăng tròn, sao chổi, nguyệt thực,... tuyệt đẹp và được thắp sáng trên bầu trời trong năm 2023.

Chờ đón 9 sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2023

Có thể nói, 2023 chính là thời điểm hứa hẹn với nhiều sự kiện thiên văn nổi bật, thú vị và dễ dàng theo dõi bằng mắt thường nếu điều kiện thời tiết phù hợp. 

Ảnh: Thư Nguyễn 

Vừa qua, đêm 3/1 rạng sáng 4/1, nhiều người đã có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Quadrantids - mở màn cho những sự kiện thiên văn đáng mong đợi trong năm 2023. 

Theo đó, Quadrantid là một trong những sự kiện đầu tiên trong số 12 trận mưa sao băng năm 2023. Những ngày cao điểm của các đợt mưa sao băng khác diễn ra trong năm nay bao gồm: 

- Lyrid (22 - 23/4)

- Eta Aquariid (5 - 6/5)

- Nam Delta Aquariids (30 - 31/7)

- Alpha Capricornid: (30 - 31/7)

- Perseids (12 - 13/8)

- Orionid (20 - 21/10)

- Nam Taurid (4 - 5/11)

- Bắc Taurid (11 - 12/11)

- Leonid (17 - 18/11)

- Geminid (13 - 14/12) 

- Ursid (21 - 22/12)

Nếu muốn quan sát sao băng một cách rõ nhất, bạn có thể tìm đến những nơi không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng hoặc một khu vực thoáng đãng. Đồng thời, hãy để cho mắt thích nghi với bóng tối trong khoảng thời gian 20 - 30 phút, khi đó các vệt sáng sẽ dễ phát hiện hơn. 

NASA cho biết, sao chổi có tên C/2022 E3 (ZTF) sẽ lần lượt tiếp cận Mặt Trời và Trái Đất ở khoảng cách gần nhất vào tháng 12/1 và 2/2 năm nay sau khi sự kiện thiên văn này vừa diễn ra vào tháng 3/2022.  

Sao chổi C/2022 được phát hiện bởi các nhà thiên văn học tại Đài quan sát Palomar ở San Diego, California, Mỹ. Theo đó, người ở Bắc bán cầu có thể nhìn thấy thiên thể vào buổi sáng trong hầu hết tháng Một, còn những người ở Nam bán cầu sẽ thấy được vào tháng Hai. 

Cùng với đó, năm 2023 còn có sự kiện trăng xanh vào tháng 8 trong ngày 1/8 và 30/8, theo NASA. Thông thường, sau mỗi 29 ngày là có trăng tròn trong khi hầu hết các tháng Dương lịch kéo dài đến 30 hoặc 31 ngày. Do đó, điều này dẫn đến một trăng xanh cứ sau khoảng thời gian 2,5 năm. 

Theo Earth Sky, hai lần trăng tròn rơi vào cùng một tháng 8 được coi đó là hiện tượng siêu trăng. Được biết, các định nghĩa về siêu trăng có thể khác nhau nhưng thuật ngữ này thường biểu thị trăng tròn sáng và gần Trái Đất hơn bình thường. 

Một số nhà thiên văn cho biết, hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng nằm trong 90% điểm tiếp cận - điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của Mặt trăng. Đó là định nghĩa cho thấy trăng tròn tháng 7 cũng được tính là siêu trăng

Bên cạnh đó, hai lần Nhật thực và hai lần Nguyệt thực sẽ xảy ra trong năm 2023 này, trong đó: 

Với Nhật thực, hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng. Hãy nhớ đeo kính phù hợp để tránh gây hại cho mắt khi theo dõi Nhật Thực:

- Nhật thực toàn phần: Xuất hiện vào ngày 20/4, có thể chiêm ngưỡng từ các khu vực như nước Úc, các quốc gia Đông Nam Á và vùng Nam Cực

- Nhật thực lai: Nhìn thấy vào ngày 20/4, có thể quan sát trên bầu trời ở Indonesia, một phần của Australia và Papua New Guinea

- Nhật thực hình khuyên (hiện tượng này không che khuất hoàn toàn ngôi sao mà tạo ra một vòng sáng xung quanh Mặt Trăng): Di chuyển qua Tây bán cầu, có thể nhìn thấy trên khắp khu vực phía Bắc, Trung và Nam Mỹ. 

Đối với Nguyệt thực, hiện tượng chỉ có thể xảy ra khi khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng, và Mặt Trăng đi vào bóng của Trái Đất: 

- Nguyệt thực nửa tối: Diễn ra vào ngày 5/5, có thể quan sát thấy từ châu Phi, châu Á và Australia.

- Nguyệt thực một phần: Nhìn thấy vào ngày 28/10, có thể quan sát từ châu Âu, châu Á, Australia, châu Phi, một phần của Bắc Mỹ và phần lớn Nam Mỹ. 

Nhìn lại những sự kiện thiên văn nổi bật trong năm 2022

Bên cạnh những sự kiện thiên văn đáng mong chờ 2023, cùng điểm lại những sự kiện thiên văn nổi bật trong năm 2022 vừa qua: 

Ảnh: Thư Nguyễn 

Ba hành tinh hội tụ 

Vào tháng 3/2022, những người yêu thích thiên văn vừa có dịp chiêm ngưỡng hiện tượng sao Hỏa, sao Thổ và sao Kim đã xuất hiện rất gần nhau trên bầu trời. Theo đó, người theo dõi suốt nhiều ngày đã thấy sự thay đổi vị trí của của ba hành tinh này thành một đường thẳng vào ngày 1/4. Sau đó, sao Thổ tiến về phía sao Hỏa từ ngày 3 - 5/2. 

Trăng đen

Trăng đen là một trong những sự kiện thiên văn lớn nhất trong năm 2022 diễn ra vào ngày 30/4. Thuật ngữ “trăng đen” được sử dụng nhằm mô tả trăng non thứ hai trong một tháng Dương lịch. Theo đó, hiện tượng này không thể quan sát thấy ngay cả khi có sự trợ giúp của kính thiên văn. 

Nhật thực một phần

Mặc dù năm 2022 không có nhật thực toàn phần song lại có đến hai lần nhật thực một phần. Cụ thể, sự kiện thứ nhất diễn ra vào ngày 30/4 (quan sát từ khu vực phía nam Nam Mỹ) và sự kiện thứ hai rơi vào ngày 25/10 (quan sát tại châu Âu và một số nơi ở phía bắc châu Phi). 

Nguyệt thực toàn phần

Một sự kiện thiên văn học khác năm 2022 đó chính là nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng diễn ra từ ngày 15/5 đến ngày 16/5 và quan sát thấy tại một số nơi ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á. Nguyệt thực toàn phần thứ hai xuất hiện vào ngày 8/11, có thể nhìn thấy ở các khu vực của Canada và Mỹ, bao gồm cả Alaska và Hawaii. 

Siêu trăng

Trong năm 2022, siêu trăng diễn ra lần lượt vào các ngày 14/6, 13/7 và 12/8. Đây là thời điểm mà trăng tròn trùng với điểm cận địa, tức là điểm trên quỹ đạo của nó ở gần Trái Đất làm cho kích thước biểu kiến (đường kính) của mặt Trăng lớn hơn bình thường nếu như quan sát từ Trái Đất. 

5 hành tinh thẳng hàng 

Vào ngày 24/6 của năm 2022, nhiều người được chiêm ngưỡng 5 hành tinh thẳng hàng (sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ) được sắp xếp thẳng hàng theo thứ tự và có thể quan sát bằng mắt thường. Theo đó, vị trí thẳng hàng trên chỉ xuất hiện dưới góc nhìn từ Trái Đất.

Sao Hỏa sáng cực đại

Sao Hỏa đạt độ sáng cực đại vào ngày 8/12 là cũng là một sự kiện thiên văn học nổi bật trong năm 2022. Lúc đó, ngôi sao này sáng hơn hầu hết các ngôi sao trên bầu trời và có thể được nhìn thấy suốt đêm theo góc nhìn của Trái Đất. Và phải chờ đến 15/1/2025, sự kiện tương tự mới xảy ra lần nữa. 

Mưa sao băng 

Hiện tượng mưa sao băng trong năm 2022 có những ngày cao điểm mà nhiều người đã được chiêm ngưỡng đó là: 

- Mưa sao băng Lyrids: Xuất hiện vào đêm 21/4, rạng sáng 22/4 với khoảng 15 vệt sáng mỗi giờ

- Mưa sao băng Eta Aquarids: Xuất hiện vào đêm mùng 4/5 và rạng sáng 5/5 với khoảng 20-40 vệt sáng mỗi giờ

- Mưa sao băng Perseids, Orionids: Xuất hiện trong ngày 12/8 với 50-100 vệt sáng mỗi giờ (các vệt sáng này giảm đi khoảng một nửa do diễn ra trùng thời điểm với siêu trăng)

- Mưa sao băng Orionids: Xuất hiện vào ngày 20 - 21/10 với khoảng 20 vệt sáng mỗi giờ

- Mưa sao băng Geminids: Xuất hiện vào tuần thứ hai của tháng 12 (ngày 13 và 14) với 100-150 vệt sáng mỗi giờ.

chọn
Diễn biến mới tại sân golf Đồi Cù từng xây dựng sai phép của Hoàng Gia ĐL
Hoàng Gia ĐL vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hạng mục clubhouse hơn 15.000 m2 tại dự án sân golf Đà Lạt. Công trình này từng bị phát hiện vi phạm xây dựng không phép khiến chủ đầu tư bị phạt 240 triệu đồng.