CERN chính là nơi khai sinh ra World Wide Web. Được xây dựng trên cơ sở siêu văn bản, dự án nhằm mục đích tạo ra thiết bị chia sẻ thông tin giữa các nhà nghiên cứu.
World Wide Web được bắt đầu từ một dự án mang tên ENQUIRE, được điều hành bởi Tim Berners-Lee năm 1989 và Robert Cailliau năm 1990.
Berners-Lee và Cailliau trở thành thành viên danh dự của Hiệp hội máy tính ACM năm 1995 cho những cống hiến của họ trong việc phát triển World Wide Web.
Trang web đầu tiên đi vào hoạt động năm 1991. Ngày 30/4/1993, CERN tuyên bố rằng World Wide Web là tự do đối với tất cả mọi người.
CERN cũng đi tiên phong trong việc giới thiệu công nghệ Internet, bắt đầu từ những thập niên 1980.
Xem thêm: Cha đẻ của World Wide Web là ai?
Trụ sở của CERN tại Meyrin.
Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN) được thành lập vào năm 1954, với sự tham gia của 12 thành viên đầu tiên, bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hy Lạp, Italia, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh, Nam Tư (sau đó đã xin rút ra) và cho tới nay tổ chức này đã có 20 thành viên.
Hiện tại, khoảng 2.400 nhân viên cũng như 7.931 nhà khoa học và kĩ sư đến từ 608 trường đại học và tổ chức nghiên cứu và 113 quốc gia trên thế giới đang làm việc tại các phòng thí nghiệm của tổ chức CERN.
Nhiệm vụ chính của CERN là cung cấp máy gia tốc hạt và các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu vật lý hạt.
Một lượng lớn thí nghiệm đã được các phòng thí nghiệm liên quốc gia thực hiện tại CERN để sử dụng chúng.
Trụ sở của CERN tại Meyrin cũng có một trung tâm máy tính lớn với khả năng xử lý dữ liệu siêu hạng để phân tích số liệu thí nghiệm, và để có thể sử dụng để nghiên cứu ở bất kì đâu, chúng đã, đang và tiếp tục là một trung tâm mạng diện rộng chính.
Sau gần 50 năm hoạt động, CERN đã đạt được một số thành tựu khoa học có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực vật lí hạt, như tìm ra dòng điện trung tính trong buồng bọt Gargamelle (1973), xác định số chùm neutrino bằng máy gia tốc hạt LEP thí nghiệm trên boson Z (1989), tạo ra nguyên tử phản hydro trong thí nghiệm PS210 (1995),...
Năm 1984, hai nhà khoa học Carlo Rubbia và Simon van der Meer, làm việc tại CERN đã giành được giải thưởng Nobel Vật lý với công trình nghiên cứu tìm ra hạt W và Z.
Năm 1992, một nhà nghiên cứu khác của CERN là Georges Charpak cũng giành được giải Nobel Vật lý với công trình nghiên cứu phát triển các máy dò hạt, đặc biệt là buồng đa dây tỷ lệ.
Thời sự 00:06 | 21/05/2019
Thời sự 00:00 | 10/05/2019
Thời sự 00:07 | 01/05/2019
Thời sự 06:03 | 22/04/2019
Thời sự 07:26 | 14/04/2019
Thời sự 00:00 | 12/04/2019
Thời sự 09:20 | 11/04/2019
Thời sự 00:29 | 05/04/2019