Bauhaus là tên gọi đơn giản của trường Staatliches Bauhaus, là một trường dạy nghệ thuật ở Đức đào tạo về nghệ thuật thủ công và mỹ thuật, và nổi tiếng với phương pháp tiếp cận thiết kế mà nó công bố và giảng dạy.
Trường này tồn tại từ năm 1919 tới năm 1933. Tại thời điểm đó, thuật ngữ tiếng Đức Bauhaus - nghĩa đen là "công trình toà nhà" nhưng được hiểu với nghĩa "Viện đào tạo về xây dựng".
Bauhaus được thành lập lần đầu bởi Walter Gropius ở Weimar. Mặc dù tên gọi của ngôi trường có liên quan đến kiến trúc, và thực tế người sáng lập của trường là một kiến trúc sư, Bauhaus, trong năm đầu tiên tồn tại, không hề có bộ môn kiến trúc.
Tuy vậy, nó được thành lập với ý tưởng về việc tạo dựng một công trình nghệ thuật "tổng thể", mà trong đó các thể loại nghệ thuật, bao gồm cả kiến trúc, cuối cùng sẽ liên kết lại với nhau.
Phong cách Bauhaus sau này trở thành một trong những dòng có ảnh hưởng nhất trong ngành thiết kế hiện đại, ngành Kiến trúc Hiện đại và ngành đào tạo về nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc.
Bauhaus được thành lập bởi Walter Gropius tại Weimar vào năm 1919, như một sự hợp nhất của Trường Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ Grand Ducal và Học viện mỹ thuật Weimar.
Gropius đặt tên trường là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình (building house), nhưng theo Weimar Bauhaus-Universität, nó là viết tắt của "một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia".
Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer…
Trong những năm đầu tiên của sự định hình, trường không hề có khoa kiến trúc, hầu hết sinh viên của trường Bauhaus sống thiếu thốn từ vật chất, kiến thức, đến cả cơ hội thể nghiệm.
Để Bauhaus tồn tại, Gropius hướng thầy trò của trường đến lối thiết kế phục vụ nhu cầu xã hội, mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm bán được, chứ không phải là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày.
Tòa nhà Bauhaus Dessau.
William Morris, nhà thiết kế nổi tiếng người Anh vào cuối thế kỷ XIX từng nhận định: Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng.
Hình ảnh Google doodle hôm nay.
Nói cách khác, cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng. Quan điểm ấy đã ảnh hưởng đến những thế hệ thiết kế về sau, tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus.
Phong cách De Stijl và trường phái thiết kế Nga cùng thời đại đồng thời có tác động lên những tác phẩm tại Bauhaus.
Vậy nên, các tác phẩm theo phong cách Bauhaus luôn đặt tính công năng lên hàng đầu thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí. Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ nguyên tắc "Thẩm mỹ đi liền với Công năng".
Sự hưởng ứng trường phái nghệ thuật phục vụ cộng đồng của giảng viên, và sinh viên trường Bauhaus cuối cùng lại dẫn đến một hệ quả không ngờ.
Năm 1925, chính quyền Weimar đóng cửa trường Bauhaus vì những lý do chính trị và những nghi ngờ về việc chứa chấp tư tưởng nổi loạn và truyền bá chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1926, trường Bauhaus chuyển đến thành phố Dessau, bang Saxony-Anhalt, lần này trở thành một đại học quy mô.
Chính tay Gropius đã thiết kế các khu nhà của Bauhaus ở Dessau với khu nhà xưởng là nơi cho sinh viên thực tập, ký túc xá cho sinh viên, và khu biệt thự cho giáo viên. Sau đó, Gropius mở khoa kiến trúc ở Bauhaus vào tháng 10/1926.
Gropius rời trường Bauhaus vào năm 1928 để theo đuổi những dự án nhà xã hội, một bước thể nghiệm cao hơn và rộng hơn cho trường phái nghệ thuật mà ông khởi xướng.
Hannes Meyer được bổ nhiệm thay Gropius làm hiệu trưởng thứ hai của trường Bauhaus. Nhưng hơn cả Gropius, Meyer tuyên truyền chủ nghĩa Marx, lập hội sinh viên cộng sản ngay tại trường, và biến trường thành tổ chức chính trị đối lập với đảng Công nhân quốc xã cầm quyền.
Để cứu trường Bauhaus, Gropius với tư cách là người đứng đầu hội đồng quản trị đã cho Meyer thôi việc vào năm 1930, và bổ nhiệm kiến trúc sư Mies van der Rohe làm hiệu trưởng.
Nhưng đến tháng 8/1932, chính quyền Dessau vẫn ra phán quyết đóng cửa trường Bauhaus. Chuyển về Berlin, trường cũng không tồn tại được lâu vì những áp chế của chính quyền phát xít.
Hitler quy kết trường đã sản sinh ra trường phái kiến trúc không điển hình cho văn hoá Đức, dung dưỡng cho nghệ thuật ngoại lai, và nghệ sĩ Do Thái. Với từng ấy "tội", trường Bauhaus bị buộc phải đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1933.
Thời sự 00:06 | 21/05/2019
Thời sự 00:00 | 10/05/2019
Thời sự 00:07 | 01/05/2019
Thời sự 06:03 | 22/04/2019
Thời sự 07:26 | 14/04/2019
Thời sự 00:00 | 12/04/2019
Thời sự 09:20 | 11/04/2019
Thời sự 00:29 | 05/04/2019