Nỗi lo của người bị đau nhức xương khớp khi thời tiết lạnh

Thời tiết miền Bắc những ngày này thường lạnh hanh khô. Đây là thời điểm thuận lợi cho nhiều loại bệnh tật phát triển, đặc biệt là bệnh đau xương khớp ở người cao tuổi.
 

Trong cơ thể con người, bộ xương giống như một cái khung để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ tuổi thì khung xương vô cùng vững chắc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì xương sẽ càng lão hóa. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta mắc bệnh xương khớp khi về già.

noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh
(Ảnh: Phụ nữ và gia đình)

Thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp là những bệnh mãn tính, thường phát sinh sau tuổi trung niên. Từ tuổi trung niên trở đi, ít nhiều chúng ta sẽ có những cảm nhận các khớp dần ê ẩm, đặc biệt là các khớp quan trọng như cổ, vai gáy, lưng, đầu gối, các khớp cổ chân và cổ tay.

Một điều đáng lo ngại là các triệu chứng khó chịu này không có xu hướng đỡ hay khỏi mà sẽ ngày càng nặng hơn theo tuổi tác của mỗi chúng ta.

Tình trạng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là điều mà rất nhiều người cao tuổi gặp phải. Một số nghiên cứu cho thấy, có tới 2/3 số người mắc bệnh về cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu mỗi khi trái gió trở trời, nhất là lúc nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột.

PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ – Xương – Khớp, Bệnh viện E cho biết: “Không phải tất cả những người cao tuổi đều đau xương khớp, tuy nhiên, tỉ lệ đau xương khớp ở người cao tuổi thường lớn hơn những người trẻ tuổi. Bệnh xương khớp có thể là bệnh ngay tại xương khớp hoặc là nguyên nhân của những bệnh khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận gây ra những triệu chứng ở xương khớp. Khi bị lạnh, các cơ ở cạnh khớp bị co cứng, đặc biệt là ở cơ lưng, cơ vai, cơ đùi, làm cho khớp bị căng thẳng hơn.

noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh
(Ảnh: Phụ nữ Việt Kiều)

Thay đổi thời tiết sẽ kéo theo các tác động đến tuần hoàn máu, độ trơn nhớt của lượng dịch khớp hay nồng độ các chất trong cơ thể khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau nhức. Một bằng chứng nữa là khi trời trở lạnh, các khớp xương sẽ trở nên cứng hơn, đau hơn, vận động trở nên kém linh hoạt. Khi áp suất hoặc nhiệt độ không khí thay đổi, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi. Phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Hơn nữa, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, nhiều bệnh nhân càng khó chịu với tình trạng đau khớp.

PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ – Xương – Khớp, Bệnh viện E cho biết: “Đau nhức xương khớp bình thường không nguy hiểm nhưng bệnh xương khớp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân và các hoạt động khác. Nhiều khi bệnh nhân sẽ có cảm giác ức chế, bứt dứt, ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Có những bệnh nhân bị khớp nặng quá, họ bị tàn phế. Hằng ngày, họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà, người giúp việc nên chất lượng cuộc sống rất tồi tệ. Để đề phòng các bệnh xương khớp nói chung, đặc biệt trong mùa lạnh, với những người có tuổi thì trước khi bước ra khỏi giường nên có những động tác khởi động”.

noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh
Thương tổn ban đầu xuất hiện và dần dần tiến triển thành thoái hóa khớp. (Ảnh: Dân trí)

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh xương khớp, chủ yếu do các sụn xương ngày càng bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, chạm vào các đầu dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức xương khớp nghiêm trọng, làm hạn chế quá trình cử động và di chuyển. Người bệnh có thể lựa chọn nhiều loại thuốc giảm đau nhanh chóng nhưng khi sử dụng nhiều cũng có các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, cách tốt nhất là phòng ngừa.

Người bệnh nên giữ ấm các khớp ngay khi thời tiết sắp sửa thay đổi. Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng… Chườm nóng bằng paraffin, túi chườm nhiệt, khay nhiệt điện có tác dụng giảm đau, nhưng không nên áp dụng với ổ viêm có mủ, chấn thương đang sung huyết. Người bệnh cũng nên tránh bê vác nặng làm khớp thêm tổn thương và giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế áp lực lên khớp.

Quá trình thoái hóa sụn khớp là không thể tránh khỏi nhưng cũng hoàn toàn có thể phòng và làm chậm quá trình này bằng những tiến bộ y học hiện nay. Thay vì đợi đến khi đau nặng mới điều trị, người bệnh có thể cung cấp các dưỡng chất phù hợp để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn tại các khớp. Theo đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...Nên uống nhiều nước, như chúng ta đã biết, nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Vì thế, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.

noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp hạn chế quá trình thoái hóa khớp. (Ảnh: Pinterest )
noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh Những món ngon từ cá rô có tác dụng dưỡng xương khớp và bồi bổ cơ thể
noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh 5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần nghỉ ngơi khi tập luyện
noi lo cua nguoi bi dau nhuc xuong khop khi thoi tiet lanh Bệnh đau lưng, đau xương khớp có thể khỏi nhờ... cây sống đời
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.