Nỗi nhọc nhằn của xe ôm truyền thống và mức thu cả triệu đồng mỗi tối tranh thủ chạy Grabtaxi của một nhân viên văn phòng

Một tài xế xe ôm truyền thống cho biết nếu không có khách thì cũng sẽ phải chuyển sang chạy GrabBike trong khi nhiều hãng taxi đang dần thay tổng đài gọi xe bằng ứng dụng.

LTS: Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Cách mạng Công nghiệp 4.0 không chỉ là một khái niệm, mà nó đã và đang diễn ra, cũng như có sức ảnh hưởng ngày các lớn đến cuộc sống của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người.

Để có thêm những góc nhìn chân thực về sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết: "Nỗi nhọc nhằn của xe ôm truyền thống và mức thu cả triệu đồng mỗi tối tranh thủ chạy Grabtaxi của một nhân viên văn phòng" nằm trong loạt bài Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

khi xe om taxi truyen thong phai theo cong nghe

Phải vay tiền nuôi con vì... Grab-Uber

khi xe om taxi truyen thong phai theo cong nghe
Ông Nguyễn Hoàng Hải, một tài xế xe ôm truyền thống thất thu vì "xe ôm công nghệ" và phải vay tiền để nuôi 3 con ăn học. Ảnh: Di Linh

Ông Nguyễn Hoàng Hải (SN 1969) có thâm niên hơn chục năm chạy xe ôm ở ngã tư Trần Phú - Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) khi được hỏi về Grab-Uber đã thốt lên rằng "ảnh hưởng trầm trọng lắm".

"Tôi chạy xe ôm từ năm 2004 đến giờ, những khách ngày xưa chuyển sang đi Grab-Uber hết và giờ chỉ còn trông chờ vào khách quen hay các mối giao hàng", ông Hải cho biết.

Được biết, gia cảnh ông Hải rất khó khăn, vợ ông bị tai nạn mới đây mới phụ giúp được gia đình. Trong khi đó, mình ông Hải "một nách 3 con, đứa nào cũng cuối cấp" (lớp 5, lớp 9 và 12).

"Lâu nay, mọi gánh nặng đổ lên tôi hết, trước còn kiếm được tiền để nuôi con nhưng bây giờ tháng nào cũng phải đi vay để bù thêm. Giờ trung bình một ngày kiếm không nổi 200.000 đồng", ông Hải chia sẻ.

Cũng theo vị tài xế này, nếu những mối xe ôm quen không còn thì ông cũng sẽ chuyển sang chạy Grab.

"Đây là thực tế, rồi tôi cũng phải vào thôi (chuyển sang chạy Grab-PV)", ông nói.

Ông Hùng - một tài xế xe ôm truyền thống khác ở cổng chùa Duệ Tú (Cầu Giấy) cho biết, từ cuối năm 2016, khi dịch vụ Grab-Uber nở rộ thì thu nhập mỗi ngày chỉ khoảng 100.000 đồng.

"Từ cuối năm ngoái đến giờ hầu như tôi chỉ chở khách quen hoặc người già, rất hiếm thanh niên gọi xe. Trước đây, mỗi ngày có thể dễ dàng kiếm được 150.000-200.000 đồng nhưng giờ 100.000 đồng cũng khó.

Tôi không định chuyển sang chạy Grab-Uber vì dùng điện thoại không quen, không thể vừa đi đường vừa dùng điện thoại như thanh niên được", ông Hùng nói.

Chạy Grab ngoài giờ kiếm thêm tháng lương

khi xe om taxi truyen thong phai theo cong nghe
Anh Nguyễn Hoàng Huy, một tài xế Grabtaxi có thể kiếm thêm được cả tháng lương khi chạy ngoài giờ. Ảnh: Di Linh

Anh Nguyễn Hoàng Huy (SN 1990), một tài xế Grabtaxi cho biết những năm từ 2011 đến 2014 anh là một nhân viên văn phòng làm về thương mại điện tử và "đi từ Hà Nội đến TP HCM" theo yêu cầu công việc.

"Thời điểm đó, tôi mới ra trường, công việc đó cũng đáp ứng cơ bản cuộc sống một mình. Đến cuối năm 2015, tôi thấy rằng thị trường taxi khi Grab-Uber tham gia có thể kiếm được tiền nên đã chuyển hướng.

Cuối năm 2016, đầu năm 2017, tôi vẫn làm nhân viên văn phòng nhưng chạy Grab ngoài giờ cũng kiếm thêm được tháng lương", anh Huy nói.

Được biết, anh Huy chạy Grabtaxi ngoài giờ hành chính từ 5h30 đến gần 12h đêm và có thể kiếm được khoảng 1 triệu đồng/tối chưa trừ chi phí.

"Hiện tại, việc chạy Grab không được như trước, tiền kiếm chỉ bằng nửa do lượng xe tăng quá nhiều. Tôi đã kiếm một công việc mới nhưng vẫn dành thời gian rảnh để chạy xe", anh Nguyễn Hoàng Huy cho biết.

khi xe om taxi truyen thong phai theo cong nghe
Taxi truyền thống đang thay đổi bằng cách sử dụng ứng dụng song song với tổng đài gọi xe. Ảnh minh họa: Di Linh

"Ông lớn" truyền thống cũng theo... công nghệ

Mới đây, một "ông lớn" trong giới taxi truyền thống là Công ty CP Tập đoàn Mai Linh đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất tháng 6/2017 cho thấy trong 6 tháng đầu năm đơn vị này lãi 20 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ.

Ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh nhìn nhận rằng việc kinh doanh đi xuống có nguyên nhân từ sự xuất hiện của Uber và Grab.

Ngoài ra, đơn vị này cũng vừa cắt giảm gần 6.000 nhân viên trong nửa đầu năm 2017 vì dư thừa lao động do triển khai dịch vụ taxi công nghệ (ứng dụng Mai Linh Car) và một số nhân viên nghỉ việc để chuyển qua chạy Uber, Grab.

Tương tự, một "ông lớn" khác là Vinasun cũng đã giảm gần 8.000 nhân viên (từ 17.160 nhân viên xuống còn 9.179 nhân viên) từ cuối năm 2016 đến nay.

Khi "taxi công nghệ" thâm nhập vào Việt Nam, nhiều ông lớn đã phải "thắt lưng, buộc bụng" và thậm chí là cắt giảm nhân viên để ổn định kinh doanh.

Hai hãng taxi nêu trên chỉ là ví dụ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện diện tại nước ta. Công nghệ phát triển, phương tiện hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng thay đổi khiến nhiều người "ngỡ ngàng".

Trong khi nhiều hãng taxi truyền thống vẫn "loay hoay kiến nghị, tìm luật chơi chung để bình đẳng" thì nhiều hãng khác đã bước lên con đường thay đổi - "bởi không thay đổi thì... chết"

khi xe om taxi truyen thong phai theo cong nghe Hàng loạt taxi Vinasun ‘đeo’ decal phản đối Uber, Grab: Vi phạm Luật cạnh tranh?

Theo Bộ GTVT, tính đến tháng 7/2017 (ngoài Grab, Uber) đã có 8 đơn vị taxi truyền thống tham gia thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ gồm: Công ty CP Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (V.CAR), Công ty CP Vận tải 57 Hà Nội (Thanh Cong Car), Sun Taxi (S.Car), Công ty CP PTTM&DL Quốc tế Ngôi Sao (VIC.CAR).

Công ty CP Hợp tác đầu tư và Phát triển (HOME CAR), Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh Car), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Linh Trang (LB.Car), Công ty TNHH Phúc Xuyên (Emddi - Phúc Xuyên). Ngoài ra, 5 đơn vị kinh doanh vận tải khác cũng đã có đề xuất trình Bộ GTVT xin tham gia thí điểm.

"Việc ứng dụng thí điểm đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là một tất yếu, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", Bộ GTVT nhận định.

Theo một số chuyên gia, vận tải là ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi những ứng dụng khoa học công nghệ từng bước được áp dụng. Và tương lai, nhiều tài xế có thể thất nghiệp thực sự chứ không thể chuyển hướng nếu xuất hiện xe tự lái.

Anh Cao Xuân Bốn, Trưởng phòng Marketing Công ty CP Dịch vụ vận tải hành khách Liên Minh, đơn vị mới ra mắt ứng dụng TaxiGo (ứng dụng kết nối khách hàng có nhu cầu đi lại với những xe chạy rỗng có cùng hành trình) cho biết công ty thành lập được hơn 1 năm và đã triển khai ứng dụng gọi xe khoảng 2 tháng.

"Kết hợp đặt xe từ tổng đài, web và triển khai ứng dụng là do nhu cầu tất yếu của khách hàng, xã hội. Nền tảng ứng dụng có nhiều tiện lợi hơn cho khách hàng.

Ứng dụng ra mắt khoảng 2 tháng nhưng số lượng tải khá nhiều. Mặc dù vậy lượng khách đặt xe qua ứng dụng vẫn chưa thể so sánh với tổng đài hoặc web.

Tuy nhiên, một trong những hiệu quả ban đầu là nhiều khách hàng có phản hồi tốt về ứng dụng cũng như ý tưởng đặt xe giá rẻ.

Đây cũng là kênh mới để giữ chân, tương tác và chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng như khi tải, sử dụng ứng dụng thì khách hàng sẽ nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn", anh Bốn nói.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng cho biết đơn vị mới triển khai ứng dụng Taxi Đất Cảng trên nền tảng iOS và Android, hoạt động giống như ứng dụng Grab, Uber.

"Đây là phương tiện để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ứng dụng nhằm kết nối, hỗ trợ khách hàng, tài xế và phục vụ khách hàng tốt hơn", ông Hải cho biết.

khi xe om taxi truyen thong phai theo cong nghe 'Grab, Uber tăng giảm giá bất thường': Yêu cầu kê khai giá

Hiệp hội Taxi Hà Nội đề nghị Sở GTVT yêu cầu Grab, Uber kê khai giá để "đảm bảo cạnh tranh lành mạnh".

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.