Theo tin từ Văn phòng Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng nhấn mạnh: Thời gian qua, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều cảnh báo về rủi ro liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo vì tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Khủng hoảng tiền ảo iFan đang khiến dư luận bức xúc với các quản lý của các cơ quan chức năng |
Thủ tướng khẳng định: Hoạt động đầu tư, mua bán tiền ảo, huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO), đặc biệt là hoạt động sử dụng tiền ảo để huy động vốn theo phương thức đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính, trật tự an toàn xã hội và có thể gây rủi ro rất lớn đối với tổ chức, cá nhân tham gia.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.
NHNN phải phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.
Bộ Tài chính được yêu cầu vào cuộc chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.
"Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản", Chỉ thị nêu rõ.
Các bộ ngành trung ương phải ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.
Bộ Công Thương được giao phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản người dân, xã hội.
Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, tuyên truyền, xử lý đối với tiền ảo, tài sản ảo
Đặc biệt, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế, đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao chỉ đạo các Sở, ngành trực thuộc tăng cường phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.
Cùng ngày, về bài viết trên báo Dân trí ngày 9/4/2018: "Vụ lừa tiền ảo hơn 15 nghìn tỷ đồng", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương xem xét xử lý vụ việc theo thẩm quyền. Đối với các nội dung vượt thẩm quyền, đề xuất biện pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/04/2018.
Bộ Công an tăng cường điều tra, xử lý tiền ảo trái luật
Thủ tướng giao Bộ Công an tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp ... |
iFan biến 15.000 tỷ của nhà đầu tư thành rác ra sao?
Để thu hút được số tiền khổng lồ, iFan kết hợp cả chiêu trò truyền thống như lợi dụng người nổi tiếng, dụ dỗ bằng ... |