‘Nữ hoàng tên miền’ Lê Thúy Hạnh: ‘Đánh đồng tiền mã hóa với tiền ảo là có lợi cho tội phạm lừa đảo’

VietnamFinance xin giới thiệu bài viết của bà Lê Thúy Hạnh, Tổng Giám đốc Micronet Corp về câu chuyện đầu tư tiền mã hóa, tiền ảo hiện nay.

Trong thời gian qua rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra trên diện rộng với số lượng các vụ lừa đảo ngày càng nhiều trong lĩnh vực tiền ảo. Một trong những nguyên nhân chính là vì sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin của những người muốn làm giàu nhanh chóng.

Trong đó, do thông tin mập mờ và thiếu đầy đủ, chính xác dẫn đến việc những người muốn kiếm tiền nhanh không có cơ sở để thẩm định những dự án mà mình tham gia đầu tư.

Việc đánh đồng giữa các khái niệm Tiền Kỹ thuật số, Tiền Mã hóa và Tiền ảo khiến dân chúng nghe tin tức tivi, báo chí nói về xu hướng tăng mạnh các đồng tiền này họ đổ xô đầu tư mà không phân biệt được giá trị thực, các đối tượng lừa đảo có cơ hội lợi dụng và không ngừng phô trương thanh thế.

Từ đó, đã tạo ra rất nhiều hệ lụy xấu tới cộng đồng xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới những người nghiên cứu bài bản, khoa học và ứng dụng công nghệ cao vào đời sống.

Để các nhóm đối tượng không có cơ sở để lợi dụng, các nhà đầu tư cần phân biệt rõ các khái niệm và đồng thời nghiên cứu chi tiết hoạt động của công ty công nghệ mà bạn bỏ vốn vào. Cần phải nắm rõ khái niệm để đưa tin cho chính xác, ví dụ nếu nói Bitcoin là tiền ảo là không đúng, đó là tiền mã hóa; nếu nói Bitconnect, Ifan là tiền kỹ thuật số là sai đó là tiền ảo. Nếu nói ví Timo, ví Vinid, Samsungpay, Grappay, Alipay… là Blockchain là sai, vì đó là tiền kỹ thuật số.

Cách mạng 4.0 vừa qua báo chí nhắc đến nhiều là nhắc tới công nghiệp tự động hóa ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Bigdata, Blockchain. Ngành công nghiệp này rất khó thực hiện và cần đầu tư tri thức rất cao tại những nơi thực hiện công nghệ cao chứ không phải là trò chơi mô hình công thức tài chính đa cấp.

Phân biệt Tiền ảo, Tiền kỹ thuật số, Tiền Mã Hóa

Tiền ảo là gì? Tiền ảo là khái niệm bắt đầu thịnh hành khoảng ba bốn năm gần đây khi báo chí, truyền hình truyền thông rất nhiều cho xu hướng đầu tư mới trên thế giới vào một số loại đồng tiền. Trên thế giới không dùng là Tiền ảo mà dùng là Cryptocurrency.

Tuy vậy, một số nhóm người lợi dụng xu hướng tăng trưởng của các loại đồng tiền như Bitcoin, ETH… để tự tạo ra một số loại đồng tiền khác nhau rồi đánh đồng là Cryptocurrency. Thực chất, những đồng tiền này không phải là Cryptocurrency. Đó là những cái app, những dòng lệnh sơ sài, những website lập ra mục đích thu hút vốn rồi bỏ trốn.

nu hoang ten mien le thuy hanh danh dong tien ma hoa voi tien ao la co loi cho toi pham lua dao

Vụ tố cáo lừa đảo 15.000 tỷ đang gây xôn xao dư luận

Theo con số thống kê chưa đầy đủ của những Trader thành thạo thì có đến 90% coin trên thị trường là coin ảo. Do vậy Tiền ảo, Coin ảo là lợi dụng xu hướng của Tiền Mã hóa để tạo ra phương thức kêu gọi đầu tư không chân chính, lừa đảo. Mô thức tiền ảo là trên giấy, chỉ vẽ ra sơ đồ tài chính để kích hoạt lòng tham của người khác nhằm thu hút tiền của các nhà đầu tư thiếu hiểu biết hoặc tham lam.

Những dự án đó đa phần chỉ là apps ứng dụng thông thường nhưng lại đưa thông tin đến với khách hàng là ứng dụng công nghệ Blockchain. Ví dụ như Bitdeal, Ifan, Bitconnect…

Tất cả những dự án sập trong năm qua và đầu năm nay đều có chung một phương thức là mô hình tài chính đa cấp không có công nghệ, không có đội ngũ phát triển có trình độ, đa phần do những người đã từng lãnh đạo đa cấp đứng lên thu hút cộng đồng. Họ sở hữu rất nhiều cộng đồng và tiếng nói của họ phần nào ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Từ đó, họ lấy được niềm tin của những người này và tạo nên một mạng lưới đầu tư nhờ mô hình đa cấp tài chính, không cần nghiên cứu phát triển công nghệ. Đó là Tiền ảo. Tiền ảo là tiền không có thật, chỉ duy nhất họ có là cộng đồng và sơ đồ tài chính hấp dẫn. Ví dụ như 48% một tháng, 8% cho người giới thiệu của Ifan….

Tiền ảo cũng có thể được hiểu là phương thức thanh toán trên các website trò chơi điện tử, được các game thủ thường hay dùng để mua súng, mua thời trang, mua vật dụng trên các trò chơi.

Để mua được các vật dụng này thì các game thủ dùng tiền nội tệ Việt Nam đồng để mua các gói thanh toán, khi các gói thanh toán được quy đổi thành các điểm. Các điểm đó mua bán được trên các website game được gọi là tiền ảo.

Tiền kỹ thuật số là gì? Tiền kỹ thuật số là viết tắt cho phương thức số hóa các loại giao dịch tiền tệ. Ví dụ như thẻ điện thoại là một dạng của tiền kỹ thuật số, Vinid được các thành viên Vingroup sử dụng thanh toán dịch vụ do Vingroup cung cấp là một loại tiền kỹ thuật số. Samsung Pay, VnPAY, Grap Pay, Timo… là những nền tảng ứng dụng để giúp giao dịch của khách hàng trở nên thuận tiện hơn thông qua kỹ thuật số. Về bản chất đây là những APPS dứng dụng để thanh toán điện tử. Đây là những ứng dụng công nghệ thông tin thanh toán thông thường.

Tiền mã hóa là gì? Tiền mã hóa là danh từ để mô tả cho một loại đồng tiền mới được phát kiến dựa trên ứng dụng công nghệ Blockchain, chuyển thể từ khái niệm Cryptocurrency trên thế giới. Tiền mã hóa là một phát kiến lớn của trí tuệ con người khi muốn ứng dụng công nghệ chuỗi khối phân tán, bảo mật cao, peer-to-peer (người tới người), giúp rút ngắn thời gian, khoảng cách thanh toán toàn cầu.

Đây là lý do Bitcoin, ETH … ứng dụng nhằm đưa ra các giao dịch trung thực và thuận tiện hơn. Từ đó giá trị của Bitcoin, ETH… đã được nhiều quốc gia, tổ chức, nhà đầu tư quan tâm đẩy giá lên rất cao. Họ cho rằng giá trị của các đồng tiền mã hóa sẽ dần thay thế các loại đồng tiền nội tệ đang sử dụng.

Vì hệ thống ngân hàng ngày càng không đảm bảo, hệ thống máy chủ tập trung ngày càng rủi ro cao, từ đó tình trạng tội phạm ăn cắp qua ngân hàng càng lớn, an ninh ngân hàng là vấn đề cấp bách. Vấn đề lạm phát do các chính phủ không kiểm soát đúng về tài chính gây bất ổn an ninh tiền tệ. Vấn đề thương mại điện tử toàn cầu ách tắc nếu không có được đồng tiền an toàn và thuận tiện hơn.

Chỉ cần một click chuột thì tiền được chuyển đi toàn cầu an toàn từ người dùng này đến người dùng khác trên toàn cầu mà không cần thông qua các công ty trung gian. Việc chuyển tiền an toàn, xuyên quốc gia là một nhu cầu lớn của thương mại toàn cầu. Đó là lý do đồng tiền mã hóa ra đời.

Đồng tiền mã hóa là một trong những ứng dụng quan trọng của công nghệ Blockchain. Blockchain là công nghệ chuỗi khối phi tập trung, giúp các hệ thống phân tán, có thể ứng dụng hợp đồng thông minh để giúp cho nhiều hoạt động trở nên minh bạch và trung thực hơn.

Tiền mã hóa đang trải qua ba giai đoạn phát triển. Đầu tiên là tiền mã hóa theo Blockchain 1.0, ví dụ như Bitcoin. Công nghệ Blockchain 1.0 chưa có ứng dụng Hợp đồng thông minh, cho nên muốn đưa ứng dụng Bitcoin vào mua sắm thì phải rút tiền hoặc thanh toán ở các cây ATM của chính Bitcoin.

Do vậy, với số lượng quá ít 21 triệu Bit (thực tế chỉ có khoảng 18 triệu còn lại là đã bị thất lạc) thì không đủ để cả thế giới sử dụng, tình trạng khan hiếm luôn đẩy Bitcoin lên quá cao và biến thành một tài sản đầu tư hơn là một loại tiền tệ để thanh toán.

Chính vì thế, gần đây Bitcoin đang có xu hướng giảm xuống sau khi đã lên quá cao so mới đầu năm 2017. Từ 2.000 USD lên hơn 20.000 USD, hiện tại khoảng 6-7.000 USD/Bit. Muốn có được Tiền Mã hóa thì phải thông qua ICO, hoặc qua giải các thuật toán trên máy đào. Các thuật toán được một công ty công nghệ đưa ra, sau đó giới thiệu đến các nhà đầu tư, các nhà đầu tư mua máy tính về đào tức là giải toán (Miner).

Với một khối lượng công sức và điện năng tạo ra thì đồng tiền đó được coi là sản xuất. Khi sản xuất xong thì bắt đầu đưa vào các ứng dụng thanh toán thông qua niềm tin của người dùng.

Những điều kiện để tiền mã hóa phát huy tác dụng

Phải có công nghệ Blockchain, các nhà đầu tư thông qua phương thức ICO hoặc mua máy đào về đào theo các thuật toán từ dễ đến khó trong thời gian được công bố rõ ràng.

Phải có đội ngũ phát triển công nghệ có trình độ về Blockchain gọi là Developers.

Phải có cộng đồng chấp nhận sử dụng đủ lớn. Ví dụ như cộng đồng du lịch thường thích tiêu bằng một loại đồng riêng, cộng đồng y tế tiêu dùng một loại đồng riêng, cộng đồng thu phí giao thông muốn tiêu một loại đồng riêng, cộng đồng giáo dục cũng muốn loại đồng riêng, cộng đồng bất động sản muốn dùng một loại đồng riêng… từ đó các loại đồng tiền được sinh ra. Giai đoạn đầu tiên là các loại đồng tiền chung chung như Bitcoin, ETH có giá trị… nhưng sau đó thì các loại đồng tiền có công nghệ cao hơn Blockchain 3.0, có giá trị…

Phải có công bố rõ ràng về pháp lý mỗi quốc gia về quản lý hay không quản lý đồng tiền mã hóa. Rất nhiều đồng tiền mã hóa được các quốc gia chấp thuận như Mỹ, Nhật đồng ý Bitcoin là một loại tiền tệ. Dubai chấp nhận các loại đồng tiền mã hóa có giá trị để thanh toán, họ có ban lãnh đạo Smart Dubai để nhằm mục đích đưa hệ thống thanh toán trở nên tiện ích nhất trên toàn cầu thông qua tiền mã hóa. Singapore đã tận dụng được lợi thế sự tăng trưởng của tiền mã hóa để làm giàu cho đất nước thông qua việc chấp thuận một số đồng tiền mã hóa có giá trị.

Năm 2017, Singapore đã trở thành thiên đường của ICO (Thu hút vốn đầu tư nội bộ). Năm 2017 Bitcoin đã tăng trưởng 1500%. Đây là con số vô cùng ngạc nhiên cho tất cả các chính phủ, nhà đầu tư tài chính.

Rất nhiều quốc gia được lợi lớn như Nhật Bản khi chấp thuận Bitcoin trong thanh toán thu về rất nhiều ngoại tệ. Nhưng do tốc độ tăng phi mã nên nhiều quốc gia đã lo sợ bong bóng sẽ nổ. Họ bắt đầu đưa ra các điều luật để hạn chế việc rửa tiền, chuyển tiền phi pháp, khủng bố… Trung Quốc, Hàn Quốc hạn chế ICO.

nu hoang ten mien le thuy hanh danh dong tien ma hoa voi tien ao la co loi cho toi pham lua dao

Ứng xử thế nào với tiền mã hóa vẫn là dấu hỏi đối với các quốc gia

Tuy vậy bước sang 2018, các quốc gia đã bắt đầu ban hành các định chế pháp lý để quy định rõ ràng hơn, minh bạch hơn cho các hoạt động đầu tư vào tiền mã hóa. Bởi tiền mã hóa là một công cụ rất tốt để xúc tiến thương mại điện tử, kêu gọi đầu tư cho Start Up, Chuyển tiền thuận tiện an toàn tránh chuyển tiền chui rủi ro cao, ứng dụng được cho nhiều quốc gia cộng đồng, tránh được lạm phát…

Có Roadmap phát triển rõ ràng. Nếu các đồng tiền ảo thường hay ứng dụng mô hình Lending ICO và đa cấp thì các đồng mã hóa ứng dụng Ico trực tiếp không Lending và Đa cấp. Ví dụ như Kybernetwork thu hút hơn 60 triệu USD được coi là một trường hợp thành công của người Việt Nam.

Ngoài ra còn có một số dự án kêu gọi vốn âm thầm khác để phát triển công nghệ Blockchain như Beecoin, Beeapp, Beeminer… Đa phần họ tập trung cho phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ đó vào thanh toán toàn cầu. Họ thường có các nhà máy đào lớn, đầu tư bài bản, có lộ trình phát triển được công bố cho nhà đầu tư…

Với những thông tin cụ thể như trên, các nhà đầu tư thiếu hiểu biết và thông tin sẽ biết cách chọn cho mình những dự án phù hợp và tránh đầu tư vào tiền ảo không có thật và mất đi tài sản, uy tín. Để đầu tư tiền mã hóa cần chuẩn bị cho mình cả mất và được đều vui vì đây là lĩnh vực mới đang được cộng đồng cả thế giới nhận thức dần dần. Có thể cộng đồng chấp nhận, có thể không chấp nhận. Chính phủ các quốc gia cũng còn phải thăm dò quản lý hay không nên quản lý.

Tất cả đều có thể, cho nên mỗi nhà đầu tư chỉ nên đầu tư khoản an toàn không ảnh hưởng đến tài chính gia đình và không nên vay mượn để đầu tư. Khi đầu tư thì phải chấp nhận được thất bại. Khi bạn quá lớn tuổi để hiểu biết vấn đề mới thì không nên đầu tư, vì khả năng bạn sẽ mất toàn bộ số tiền bạn tích góp cả đời.

Chúng ta cần lắng nghe lời khuyên từ những chuyên gia Trader, Blockchain. Họ sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tầm nhìn, giải pháp công nghệ và tính khả thi của từng dự án. Khi quyết định đầu tư phải xác định bạn học được gì từ đó hơn là được bao nhiêu tiền.

Thực chất, một dự án công nghệ thì mãi mãi vẫn là dự án công nghệ không thể sang dự án tài chính được. Công nghệ không dễ có được phải có thời gian phát triển, làm đi làm lại. Cho nên không thể có tâm lý vội vàng kiếm lời nhanh chóng khi đầu tư cho tiền mã hóa.

nu hoang ten mien le thuy hanh danh dong tien ma hoa voi tien ao la co loi cho toi pham lua dao Tiền ảo iFan không được chào đón ở quốc tế

Đồng tiền ảo iFAn không được cộng đồng quốc tế đón nhận và coi đây là một "trò lừa đảo" mới xuất hiện trên thị ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.