Công nhận giá trị bằng tại chức như chính qui: Dư luận vẫn còn 'thiếu thiện cảm' với bằng tại chức

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc công nhận giá trị bằng đại học hệ chính qui và hệ tại chức (vừa học vừa làm) cần được hiểu một cách thực tế, nhất là về vị trí việc làm.
cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc 'Ngày đồng cảm': Phụ huynh 'đổi vai' làm giáo viên đứng trên bục giảng
cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc Cô giáo 25 năm dạy tiểu học có trẻ hòa nhập ngấn lệ trước món quà 20/11 của học trò
cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc Học trò nhỏ bẽn lẽn tặng hoa cô giáo trong lễ mít tinh kỉ niệm ngày 20/11
cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc Giáo viên 'muốn nhận được phong bì' nhân dịp 20/11: 'Tôi muốn học trò nhớ đến một vùng biên cương có tên Mường Lát'

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra một số ý kiến từ chính thực tiễn đào tạo và tuyển dụng nhân sự tại trường.

Vị trí việc làm nào được ưu tiên hơn?

cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc
PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

PGS.TS Trần Văn Tớp chỉ rõ: "Cách tiếp cận Luật Giáo dục đại học phù hợp với xu thế của quốc tế. Nhiều nước trên thế giới không phân biệt bằng đại học chính qui và đại học tại chức, mà chỉ là bằng đào tạo toàn phần hoặc đào tạo không tập trung (bán phần). Về nguyên tắc, các bằng ở đó họ coi trọng như nhau.

Tất nhiên, chương trình phải giống nhau, kiểm tra đánh giá như nhau. Đặc biệt khi tuyển dụng, họ dựa trên năng lực của người học chứ không nặng về bằng cấp.

Ở nước ta, những năm vừa qua đã có những điều chỉnh nhất định đối với hệ đại học vừa học vừa làm (tại chức). Tuy nhiên, xã hội vẫn còn phân biệt loại bằng cấp này do các khâu từ tuyển sinh, quá trình đào tạo, đánh giá, sát hạch có nhiều khác nhau. Mặc dù chương trình đạo tạo giống nhau nhưng cách tiếp cận khác nhau, với người học hệ vừa học vừa làm thường đi theo định hướng ứng dụng".

Ông Trần Văn Tớp cũng chỉ rõ, cách đây trên 20 năm, những người muốn học hệ tại chức thường phải có thời gian công tác trong ngành ít nhất 5 năm. Khi đi học phải học đúng chuyên ngành đã làm. Bên ngành kĩ thuật phần lớn họ từ trung cấp, cao đẳng nên có những kiến thức kinh nghiệm nhất định, chất lượng cũng khá phù hợp với công việc họ làm.

Sau này, ta muốn mở rộng hình thức đào tạo tại chức cho cả đối tượng vừa tốt nghiệp THPT, đôi khi tuyển sinh không được chất lượng như đối với đào tạo chính qui.

Thời gian đào tạo ngắn, người học phải dành nhiều thời gian tự học thì cũng không đảm bảo. Trong quá trình đánh giá, bản thân người học cũng nghĩ chỉ cần học những điểm cần thiết, giáo viên khi đánh giá cũng có sự châm chước. Do đó, với quy trình tuyển sinh cho đến quá trình đào tạo, đánh giá dẫn đến chất lượng của hai loại bằng chính qui và tại chức chưa thật sự tương đương nhau.

PGS Trần Văn Tớp nói về thực tế tuyển dụng nhân sự tại ĐH Bách khoa Hà Nội về bằng chính quy, tại chức. Video: Đình Tuệ.

"Trong tuyển dụng, ĐH Bách khoa Hà Nội thường đưa ra yêu cầu cao hơn so với quy định chung về tuyển dụng viên chức. Với cán bộ trực tiếp đứng lớp (giảng viên), đối với đại học phải tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc. Yêu cầu tuyển dụng không chỉ là bằng cấp mà còn phải có trình độ chuyên môn thông qua phỏng vấn. Các giảng viên phải có trình độ xuất sắc, không tuyển hệ nào vừa học vừa làm.

Đối với giảng viên thực hành, trước kia có thể học cao đẳng. Sau này do yêu cầu cần phải chuẩn hóa đội ngũ nên có nhiều trường hợp tốt nghiệp hệ vừa học vừa làm. Riêng với cán bộ hành chính phải phụ thuộc vào năng lực chứ không phân biệt hệ đại học chính quy hay hệ vừa học vừa làm", PGS.TS Trần Văn Tớp nói.

Chuẩn đầu vào giống nhau, khác nhau không lớn

Còn theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT, về mặt nguyên tắc, với những văn bản pháp lý hiện nay đã quy định, chuẩn chất lượng đầu vào của cả hai hệ chính qui và vừa học vừa làm là phải giống nhau. Chất lượng các bằng không khác nhau thì không có lý do gì để phân biệt.

cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT. Ảnh: NVCC.

Thứ nhất, trước đây chuẩn đầu vào giữa hai hệ này khác nhau, thi cử khác nhau và một số tiêu cực có thể phát sinh ở địa phương nên dư luận xã hội vẫn có một cái nhìn 'thiếu thiện cảm' với bằng đại học tại chức. Còn về nguyên tắc, nếu thực hiện đúng như hiện nay thì cũng không có gì khác nhau cả.

Thứ hai, Nhà nước yêu cầu ghi trực tiếp trên bằng là đại học chính quy hay vừa học vừa làm, vô hình chung tạo ra sự phân biệt. Kể cả cho phép một số trường đào tạo hệ chất lượng cao bên cạnh hệ đại trà, hệ tại chức lại càng cho thấy sự phân biệt giữa bằng loại A, B, C... Hiển nhiên, cùng là bằng đại học lại có nhiều loại khác nhau làm rối loạn chất lượng chung của hệ thống đại học.

"Tại Đại học FPT, tuyển dụng sẽ tùy từng vị trí. Nếu tuyển giảng viên vừa mới tốt nghiệp, đại học cũng yêu cầu trình độ cử nhân giỏi hoặc thạc sĩ rồi. Nếu ai đã tốt nghiệp đại học nước ngoài thì cũng vẫn phải có những quy trình khác nhau như xét bẳng điểm, cho dạy thử...

Còn việc có người nói, Quốc hội khóa XIV đã 'chốt' lại việc không phân biệt bằng đại học chính qui hay tại chức tôi vẫn chưa thấy văn bản nào khẳng định việc này. Khi xem lại phiên bản cuối cùng của Luật Giáo dục đại học được biểu quyết thông qua không có chỗ nào nói rằng không phân biệt các hệ đó. Vẫn phân biệt các tên gọi như hệ đại học chính qui và hệ tại chức. Nếu không phân biệt thì đã không nói.

Hoặc trên bằng không ghi rõ là cách thức dạy chính quy hay tại chức, tức chung một mẫu cho tất cả sinh viên tốt nghiệp đại học không phụ thuộc thì lại không có trong luật. Một khi để cho hai bằng giống nhau thì các trường phải tự nâng cao chất lượng đào tạo của mình lên. Nếu không, tâm lí xã hội vẫn có thái độ coi bằng tại chức là kém hơn chính qui", TS Tùng chia sẻ.

cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc 'Ngày đồng cảm': Phụ huynh 'đổi vai' làm giáo viên đứng trên bục giảng

Được 'đổi vai' làm giáo viên dạy học sinh trong một ngày, nhiều phụ huynh đã thực sự thấu hiểu nỗi vất vả của nghề ...

cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc Cô giáo 25 năm dạy tiểu học có trẻ hòa nhập ngấn lệ trước món quà 20/11 của học trò

Khóe mắt cô giáo Lê Bích Nga, giáo viên lớp 3A1 trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) đã ngấn lệ khi kể lại những ...

cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc Học trò nhỏ bẽn lẽn tặng hoa cô giáo trong lễ mít tinh kỉ niệm ngày 20/11

Sáng 20/11, nhiều trường tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân dịp này, phụ huynh và học ...

cong nhan gia tri bang tai chuc nhu chinh qui du luan van con thieu thien cam voi bang tai chuc Thầy giáo mầm non 8x và 17 năm làm 'thầy nuôi dạy trẻ'

Sau khi học xong và về quê làm giáo viên mầm non từ năm 21 tuổi, đến nay thầy giáo Lại Công Hoan (SN 1980, ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.