Nước mắt của nghề 'shipper' ở Trung Quốc

Khoảng 150 triệu người Trung Quốc gọi đồ ăn qua mạng, nhưng không hề biết những giọt mồ hôi và cả nước mắt của những nhân viên giao hàng đến tận cửa nhà.
nuoc mat cua nghe shipper o trung quoc Cảnh sát Trung Quốc học 'cười' ở khách sạn hạng sang
nuoc mat cua nghe shipper o trung quoc Robot xinh đẹp như 'nữ thần' ở Trung Quốc

Zhou Wu xắn tay áo lên, vết sẹo trên cánh tay phải gợi nhớ về tai nạn trong lúc giao hàng khiến anh đâm vào lề đường, văng ra khỏi xe vì tránh chiếc xe điện. Sau khi ngã, điều đầu tiên Zhou nghĩ đến không phải vết thương, mà liệu thức ăn trong hộp có đổ ra ngoài hay không.

Zhou bị tai nạn giao thông 3 lần từ năm 2015 khi làm nghề giao đồ ăn ở Bắc Kinh. Anh không dám nói với công ty vì biết họ sẽ không thanh toán chi phí khám bệnh, thậm chí còn phạt anh. Chàng trai 22 tuổi đến từ Hà Bắc từng làm công nhân trước khi trở thành người giao đồ ăn. Đây là công việc anh gắn bó trong thời gian lâu dài và mang lại thu nhập tốt nhất.

Theo China Daily, Zhou chỉ là một trong rất nhiều "shipper" tại các thành phố Trung Quốc, khi dịch vụ giao hàng qua mạng ngày càng trở nên phổ biến. Theo một báo cáo gần đây, khoảng 150 triệu người Trung Quốc sử dụng dịch vụ này từ tháng 6/2016. Con số tăng 32% trong 6 tháng qua và không ngừng tăng.

“Đơn đặt hàng đến dồn dập trong giờ cao điểm và bạn không thể từ chối”, Zhou nói. Anh từng giao đồ ăn đến 8 địa điểm khác nhau chỉ trong một giờ.

Công việc không dễ dàng

nuoc mat cua nghe shipper o trung quoc
Một người giao hàng ăn nhanh đang lái xe dưới trời mưa. Ảnh: China Daily

Tuy mới vào nghề, Zhou đã được mệnh danh là “chân giao hàng vàng”. Trong công ty, các nhân viên được phân loại dựa trên phản hồi từ khách hàng, với 7 mức độ từ thấp đến cao. Để đạt cấp cao nhất hay, họ phải nhận được 3.000 phản hồi tích cực.

Thu nhập của nhân viên giao hàng phụ thuộc vào số đơn hàng họ hoàn thành. Với một đơn hàng, mỗi nhân viên nhận 1 nhân dân tệ và tiền thưởng dựa trên cấp bậc. Hệ thống đánh giá này khiến Zhou liên tưởng đến trò chơi trên trên mạng.

“Trong trò chơi, tôi tích lũy kinh nghiệm và lên cấp bằng cách giết những quái vật. Là người giao hàng, tôi có thêm kinh nghiệm nhờ việc đi lại và chuyển đồ ăn”, anh giải thích.

Nhưng thực tế luôn khắc nghiệt hơn trò chơi ảo. Đồ ăn có nước là món họ ái ngại nhất khi giao hàng. Người trong nghề thường truyền tai nhau: “Nếu chưa giao một bát mỳ đến địa điểm cách công ty 3 km thì chưa thể gọi là người giao hàng thực thụ”.

Huang Yuabin, một đồng nghiệp của Zhou, kể lại lần nhận đơn chuyển hàng 3 bát mỳ trong một ngày mưa cuối tháng 10, khi không khí lạnh như quất mạnh vào mặt.

“Dù đoạn đường chỉ 3km, thời tiết không thuận lợi khiến tôi phải đi vòng 4-5km", anh nói. Huang không có thời gian nghĩ đến bất tiện với chính mình giữa thời tiết lạnh giá, mà chỉ cố đưa hàng tới nơi trước khi bát mỳ nguội.

30 phút sau, anh cũng đến nơi, mỳ vẫn còn nóng và nước không tràn. Vị khách nữ chừng 20 tuổi nhận đồ và lẳng lặng đóng sầm cửa. Trên đường về, Huang chỉ nhận được phản hồi từ vị khách ban nãy, rằng anh đã "để mỳ dính vào nhau".

Huang trào nước mắt. Từng chịu rất nhiều cực khổ gần 30 năm, anh chưa bao giờ buồn như lần đó.

Khách hàng là ai

Cuối tuần là thời điểm bận nhất. “Tại sao nhiều người không tự nấu ăn đến vậy?”, Zhou tự hỏi hồi mới vào nghề. Nhưng sau đó, anh đã tìm được câu trả lời.

Zhou từng gõ cửa nhà khách nhưng không ai đáp. Anh vừa gọi điện vừa nghĩ liệu mình có tới nhầm địa chỉ. Sau một hồi, khách hàng ra mở cửa, giận dữ mắng mỏ vì anh "quấy nhiễu" lúc họ chơi điện tử. Zhou quen dần với những người bận rộn từ thứ 2 đến thứ 6, còn cuối tuần ở nhà giết thời gian.

nuoc mat cua nghe shipper o trung quoc
Với phản hồi không tốt từ khách hàng, nhân viên giao đồ ăn đều phải chịu phạt. Ảnh: China Dalily

Đơn đặt hàng tăng, quy định cũng chặt chẽ hơn. Công ty của Zhou áp quy chế với 40 kiểu vi phạm, với mức phạt từ 50 nhân dân tệ (7 USD) đến 2.000 nhân dân tệ 290 USD). Nếukhông giao hàng đúng hẹn và khách hàng phản hồi tệ, họ phải nhận phạt 2.000 nhân dân tệ.

Zhou kể một đồng nghiệp ấn nút "hoàn thành" trên ứng dụng đặt hàng nửa phút trước khi giao đồ. Nhưng vị khách phàn nàn và anh bị phạt 2.000 nhân dân tệ, gần bằng nửa tháng lương.

Những lỗi khác bao gồm ăn mặc không chỉnh tề hay xe giao hàng bẩn. Tụ tập nói chuyện hoặc ngồi ở chỗ dành cho khách trong khi chờ họ gọi đồ cũng bị cấm. Công ty còn thuê người chụp ảnh người vi phạm và sa thải vĩnh viễn nếu phát hiện việc hối lộ hay trả thù.

Dù khắc nghiệt, ngày càng nhiều người chọn công việc này. Tại trung tâm tuyển dụng nhân viên, nơi Zhou từng vượt qua bài kiểm tra đầu vào,người hướng dẫn nói căn phòng có 100 người nộp đơn ứng tuyển, nhưng ở phòng bên, khoảng 150 người sắp bỏ việc”.

“Đây là công việc khó khăn, cần sự chuẩn bị nếu quyết tâm theo nghề”, người này cảnh báo. Nhưng không ai rời căn phòng, có lẽ họ thực sự muốn thử sức.

chọn
[Photostory] Dự án có lượng booking khủng nhất Hà Nội trong quý I/2024
Ngày 1/3 vừa qua, CapitaLand đã chính thức khởi công dự án căn hộ cao cấp Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo CBRE, trong quý I, Lumi Hà Nội đã đạt được 4.500 booking, vượt hơn số lượng dự kiến chào bán ban đầu, giá bán dự kiến từ 66 triệu đồng/m2.